Có mối liên quan về mặt thần kinh giữa một số điểm cụ thể trên cơ thể chúng ta và các cơ quan nội tạng, ví dụ như tai. Không chỉ để nghe, nó còn giúp chúng ta nhận biết được tình trạng sức khỏe hiện tại, thậm chí chẩn đoán bệnh tật trong tương lai. Sau đây là những điều thú vị ít người biết về chức năng khác đầy vi diệu của đôi tai:
Mỗi người có hình dạng tai khác nhau
Từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành, hình dạng đôi tai của con người không hề thay đổi hay phát triển, mặc dù dái tai có nhỏ đi đôi chút. Do đó, đôi tai cũng là một đặc điểm nhận dạng chính xác giống như dấu vân tay.
(Ảnh: Brightside)
Được biết, một người Mỹ đã phát minh ra loại máy chụp ảnh chuyên dùng để lấy ảnh vân tai người. Với kỹ thuật chụp ảnh này, lấy vân tai còn dễ hơn lấy vân tay mà độ tin cậy trong việc giúp cho cảnh sát phá án lại không hề kém cạnh. Hiện nay, phòng hồ sơ của cảnh sát bang California, Mỹ đã lưu giữ tư liệu vân hàng vạn đôi tai người Mỹ và người nhập cư vào Mỹ để phục vụ cho quá trình điều tra nếu cần.
Gen lặn hay gen trội?
Dái tai cũng có thể cho biết chúng ta được thừa hưởng gen lặn hay gen trội từ bố mẹ. Cụ thể, kết quả một nghiên cứu cho thấy dái tai dính liền (dính trực tiếp vào một bên đầu) được xem là gen lặn. Dái tai không dính liền (dái tai dài hơn điểm kết nối với đầu) được xem là đặc tính của gen trội.
(Ảnh: Brightside)
Bệnh mạch vành
Dái tai và bệnh động mạch vành nghe có vẻ không liên quan nhưng chúng lại có sự gắn kết khá chặt chẽ. Năm 1973, Tiến sĩ Sanders T. Frank và đội ngũ các nhà nghiên cứu đã công bố trên Tạp chí Y học New England nghiên cứu cho rằng một nếp gấp chéo trên dái tai (phần thịt ở tai) được gọi là Frank’s Sign – là một sự báo tích cực đối với bệnh động mạch vành.
(Ảnh: Brightside)
Trong một nghiên cứu trên 43 đàn ông và 20 phụ nữ, 90% những người tham gia có cả một nếp gấp dái tai (DELC) và có lông mọc ở trong tai là những người từng mắc bệnh suy tim. Thế nên, nếu phát hiện trên dái tai của mình xuất hiện một nếp gấp chéo đáng ngờ, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra nhé.
Thiếu vitamin và canxi
Thiếu vitamin đôi khi khó chẩn đoán vì gây một số triệu chứng không đặc hiệu. Nhưng chúng ta có thể chẩn đoán sơ bộ khi đôi tai trở nên màu nhợt nhạt thì đó có thể là dấu hiệu thông báo cơ thể bạn đang thiếu và cần bổ sung vitamin lẫn canxi.
(Ảnh: Brightside)
Bệnh thận
Khi đôi tai bất ngờ đỏ lên mà không có bất kì lí do gì, chúng ta không nên xem thường bởi đó có thể là dấu hiệu cho thấy bất ổn của tuyến thượng thận, cơ quan chịu trách nhiệm tiết hóc môn adrenaline có tác dụng giúp cơ thể phản ứng lại tình huống căng thẳng nào đó, theo Medline Plus. Thiếu adrenaline cũng dẫn đến huyết áp cực thấp, sút cân, suy thận hoặc các căn bệnh khác. Tai ửng đỏ có thể là dấu hiệu thiếu adrenaline.
(Ảnh: Brightside)
Ngoài ra, tai đỏ cũng có thể là một dấu hiệu của hội chứng Red Ear Syndrome. Theo một bài báo năm 2013 được xuất bản trong The Journal of Headache and Pain, tình trạng này được đặc trưng bởi một hoặc cả hai tai trở nên cực kỳ đỏ và nóng khi chạm vào trong vài giây. Rối loạn rất hiếm, với khoảng 100 trường hợp được xuất bản trong tài liệu y khoa.
Rối loạn não
Chúng ta nên dành sự chú ý cao độ đến màu sắc đôi tai. Nếu tai ửng đỏ là dấu hiệu bệnh thận thì khi chuyển sang màu đỏ đậm, nó có thể cảnh báo về những căn bệnh khác nguy hiểm hơn như mất trí nhớ, đau đầu liên tục hoặc các vấn đề về não.
(Ảnh: Brightside)
Viêm sụn tai
Viêm sụn tai hay viêm sụn vành tai là tình trạng viêm nhiễm trùng thứ phát sau chấn thương va đập làm tụ máu ở vành tai. Nguyên nhân gây bệnh có thể do chấn thương va đập gây tổn thương lớp màng sụn ở vành tai làm cản trở dòng máu tới nuôi dưỡng sụn ở vành tai làm xuất tiết dịch. Dịch thường khu trú ở giữa lớp màng sụn và lớp sụn làm cản trở nuôi dưỡng sụn vành tai, nếu không được điều trị tốt có thể dẫn tới vành tai bị viêm hoại tử.
Khi bị viêm sụn tai, bệnh nhân thường có các dấu hiệu như đau ở vành tai, mức độ đau tăng lên khi va chạm hay khi kéo vành tai lên. Vành tai sưng, nóng đỏ và đau, giai đoạn sau có thể thấy túi sưng phồng ở vành tai, khi ấn thấy đau, cảm giác bên trong bập bềnh có dịch. Khi xuất hiện những triệu chứng trên, chúng ta nên tìm đến các trung tâm y tế chuyên khoa tai mũi họng khám sớm để có lộ trình điều trị phù hợp, tránh để lâu bệnh sinh ra nhiều biến chứng phức tạp.
Phản xạ tai
Phản xạ của tai cũng nhanh nhạy chẳng kém gì phản xạ của tay hay chân trong việc giảm stress và đau nhức. Mỗi một bên tai có đến 200 điểm huyệt kết nối với nhiều bộ phận khác nhau và hệ thống cơ xương trong cơ thể. Bằng cách bấm huyệt, bạn có thể chữa được nhiều bệnh, cả về thể chất lẫn tinh thần.
(Ảnh: Brightside)
Bản đồ phản xạ phía trên mô tả vị trí các huyệt, bạn có thể tìm hiểu về kĩ năng xoa bóp để giải quyết rối loạn đơn giản như nhức đầu. Với các vấn đề sức khoẻ lớn, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của một chuyên gia về bấm huyệt hoặc bác sĩ.
Bằng cách bấm vào những huyệt như hình dưới, bạn có thể giảm đau nhức ở một số những khu vực cơ bản:
1. Lưng và vai.
2. Các cơ quan.
3. Khớp.
4. Xoang và họng.
5. Tiêu hóa
6. Đầu và tim
(Ảnh: Brightside)
(Nguồn: Brightside)
Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon