Đừng coi thường thói quen cắn móng tay, chúng có thể là nguyên nhân dẫn đến những chứng bệnh này

Cắn móng tay là nỗi ám ảnh của không ít người trưởng thành. Theo nghiên cứu của tổ chức Y khoa Orthodontics and Dentofacial Orthopedics Mỹ(AJODO), thói quen này có thể hình thành do các vấn đề tâm lý hay chỉ đơn giản là thói quen khó bỏ từ nhỏ.

Đừng coi thường thói quen cắn móng tay, chúng có thể là nguyên nhân dẫn đến những chứng bệnh này - Ảnh 1.

Trong khi nước bọt có khả năng ảnh hưởng xấu tới vùng da ngón tay, các vi khuẩn tại tay cũng không hoàn toàn vô hại khi đưa vào miệng.

Trong khi nước bọt có khả năng ảnh hưởng xấu tới vùng da ngón tay, các vi khuẩn tại tay cũng không hoàn toàn vô hại khi đưa vào miệng.Trong khi nước bọt có khả năng ảnh hưởng xấu tới vùng da ngón tay, các vi khuẩn tại tay cũng không hoàn toàn vô hại khi đưa vào miệng. Theo tiến sĩ Friedman, tay là nguồn gốc của rất nhiều mầm bệnh mà bạn không hề ngờ tới. Những mầm bệnh này dễ dàng trú ngụ bên dưới móng tay và phát tán đi bất cứ khu vực nào được tiếp xúc.

Dù có nguyên nhân từ đâu, thói quen này có thể gây ra khá nhiều vấn đề sức khỏe. Adam Friedman, dược sĩ kiêm chuyên viên răng hàm mặt tại Đại học George Washington cho biết, bạn có thể sẽ phải từ bỏ thói quen này nếu biết được những tác hại sau đây:

Đừng coi thường thói quen cắn móng tay, chúng có thể là nguyên nhân dẫn đến những chứng bệnh này - Ảnh 2.

Cắn móng tay là nỗi ám ảnh của không ít người trưởng thành.

Nhiễm khuẩn móng tay

Khi cắn móng tay quá nhiều, phần móng tay sẽ bị gia tăng nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn trong khoang miệng. Đây là ngọn nguồn cho vấn đề nấm móng tay và các chứng bệnh ngoài da khác. Theo nghiên cứu của tổ chức American Family Physician, chứng bệnh phổ biến nhất mà thói quen cắn móng tay gây ra là Paronychia. Căn bệnh này khiến các đầu ngón tay sưng to và đau nhức, thâm đỏ.

Đừng coi thường thói quen cắn móng tay, chúng có thể là nguyên nhân dẫn đến những chứng bệnh này - Ảnh 3.

Khi cắn móng tay quá nhiều, phần móng tay sẽ bị gia tăng nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn trong khoang miệng.

Sưng viêm móng

Thành phần hóa học của nước bọt có khả năng phân hủy chất béo và các thực phẩm khác rất mạnh. Đặc tính này khiến nước bọt đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn. Đây cũng là lý do các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên liếm môi khi bị khô bởi nước bọt càng khiến mọi chuyện thêm tồi tệ. Điều tương tự cũng xảy ra khi loại chất này tiếp xúc với móng tay trong thời gian dài. Cắn móng tay thường xuyên sẽ nhanh chóng làm mòn da, gây nên sưng viêm đầu móng tay.

Đừng coi thường thói quen cắn móng tay, chúng có thể là nguyên nhân dẫn đến những chứng bệnh này - Ảnh 4.

Thành phần hóa học của nước bọt có khả năng phân hủy chất béo và các thực phẩm khác rất mạnh.

Móng tay không thể phát triển

Payal Bhandari, dược sĩ kiêm tư vấn viên y khoa Răng Hàm Mặt tại Tổ chức Uqora cho biết, phần da viền xung quanh chân móng là khu vực chịu trách nhiệm sản sinh tế bào sừng, kiểm soát hoạt động của việc sản sinh móng tay. Cắn móng tay có thể phá hoại phần da này, khiến việc sản sinh tế bào sừng gián đoạn. Hiện tượng này sẽ dẫn đến việc móng tay mọc lệch, mọc không đều, dễ gãy, thậm chí không thể phát triển.

Đừng coi thường thói quen cắn móng tay, chúng có thể là nguyên nhân dẫn đến những chứng bệnh này - Ảnh 5.

Cắn móng tay có thể phá hoại phần da này, khiến việc sản sinh tế bào sừng gián đoạn.

Mụn

Thông thường, các loại khuẩn phát triển dưới móng tay khó có khả năng gây nên các vấn đề ngoài da. Tuy vậy, khi được sự trợ giúp của nước bọt, chúng có thể dễ dàng bám dính và nhiễm bẩn cho các khu vực khác.

Theo Jacqueline Bromberg, bác sĩ kiêm nhà nghiên cứu y khoa tại Trung tâm Sức khỏe Memorial Sloan-Kettering thuộc Đại học Weill Cornell Medical College, New York (Mỹ), khuôn mặt là nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi độ nhạy cảm của làn da nơi đây cũng như tần suất tiếp xúc với tay cao khi bạn có thói quen cắn móng tay.

Đừng coi thường thói quen cắn móng tay, chúng có thể là nguyên nhân dẫn đến những chứng bệnh này - Ảnh 6.

Bạn có thể dễ dàng bị mụn tấn công nếu thường xuyên cắn móng tay.

Herpes

Herpes ở miệng có thể nhanh chóng lây sang tay khi bạn có thói quen cắn móng tay. Theo thống kê của các chuyên gia y khoa tại Bệnh viện Bumrungrad International (Bangkok, Thái Lan), có tới 40% số người trưởng thành gặp rắc rối với căn bệnh này. Những triệu chứng thông thường của bệnh bao gồm sưng đau, ngứa các ngón tay, thậm chí có cả sốt nhẹ. Sau khoảng 1 đến 2 tuần, các vết loét và dịch có thể xuất hiện tại các ngón tay đi kèm với đau rát gia tăng.

Đừng coi thường thói quen cắn móng tay, chúng có thể là nguyên nhân dẫn đến những chứng bệnh này - Ảnh 7.

Herpes ở miệng có thể nhanh chóng lây sang tay khi bạn có thói quen cắn móng tay.

Các vấn đề về răng

Răng cũng là một trong những bộ phận có khả năng gặp phải nhiều tổn thương nếu bạn duy trì thói quen cắn móng tay. Erin Sundermann, nhà khoa học kiêm trợ lý giáo sư, đứng đầu nghiên cứu "Tác động của những thói quen hàng ngày lên răng", công tác tại đại học Y California San Diego School cho biết. Sứt răng, mẻ răng, hay viêm nướu răng là những chứng bệnh bạn có thể phải đối mặt khi sở hữu thói quen này.

(Nguồn: Pre)

Previous
Next Post »
Thanks for your comment