Để môn toán không còn là nỗi sợ của trẻ và cha mẹ không phải "đánh vật" với con mỗi tối, hãy áp dụng các cách sau đây

Những con số khô khốc và các phép toán từ đơn giản đến phức tạp luôn là vấn đề đau đầu của nhiều phụ huynh. Một số học sinh thấy toán rất dễ, bài toán khó cũng có thể tìm ra cách giải theo phương pháp riêng. Nhưng với một số học sinh, nhắc đến toán các em đã thấy e ngại, dù là phép toán cơ bản cũng thấy vô cùng nhiều vấn đề.

Tại sao lại có sự khác biệt lớn như vậy?

Năng khiếu riêng của mỗi đứa trẻ là một yếu tố. Một số trẻ nhạy cảm với các con số và một số trẻ phản ứng chậm hơn, hiểu biết yếu hơn và mất nhiều thời gian hơn. Một yếu tố khác là sự tập trung của trẻ khác nhau, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến việc học toán. Nhưng ba mẹ cũng không cần lo lắng, hãy thực hiện dạy con theo các cách sau đây.

Điều 1: Trau dồi nhận thức về con số

Số học không phải là lĩnh vực trừu tượng. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ đã bỏ qua điểm này, dẫn đến bỏ lỡ thời kỳ vàng trong việc trau dồi nhận thức về các con số cho trẻ.

Trên thực tế, sự phát triển nhận thức về con số của trẻ em nên được đặt bắt đầu trước lớp 1.

Sau khi trẻ 3 tuổi và bước đầu có khả năng nhận biết sự vật thì nên bắt đầu hình thành ý thức về con số cho trẻ. Hãy cho trẻ biết và tiếp xúc các số 1, 2, 3.  

Làm thế nào để môn toán không còn là nỗi sợ với trẻ, chia sẻ từ cô giáo 30 năm tuổi nghề - Ảnh 1.

Nên cho trẻ tiếp xúc với những con số phù hợp với độ tuổi. (Ảnh minh họa)

Ba mẹ có thể xây dựng nhận thức về các con số cho con bằng cách kết hợp với những tình huống cụ thể trong cuộc sống. Để con trẻ từ từ tiếp nhận và ghi nhớ. Ví dụ: cha mẹ có thể hỏi trẻ, nhà mình có mấy thành viên, con có thể kể tên các thành viên không? Hoặc bữa ăn hôm nay có mấy món, con thử đếm xem nào? 

Sau khi bước vào tuổi 4 - 5, hãy để trẻ từ từ tiếp xúc các con số đến 10. Đừng đòi hỏi con phải nhanh chóng học được, nhận thức về con số cần được trau dồi và tiến bộ dần dần. Sau 6 tuổi, con bạn có thể tiếp xúc với các con số trong vòng 20.

Điều 2: Thiết lập tư duy không gian

Từ lớp 1 đến lớp 5 của bậc tiểu học, nội dung liên quan đến tư duy không gian chủ yếu là hình phẳng. Thực tế, trước khi trẻ vào lớp 1 tiểu học, cha mẹ cũng có thể giúp con tiếp xúc, nhận biết, cảm thụ những điều này theo cách riêng của mình. Ví dụ những trò chơi dạng các khối lego hay một số trò chơi ghép hình có thể truyền cảm hứng cho tư duy trực quan của trẻ, cho phép chúng thiết lập các khái niệm không gian ngay từ khi còn nhỏ.

Làm thế nào để môn toán không còn là nỗi sợ với trẻ, chia sẻ từ cô giáo 30 năm tuổi nghề - Ảnh 2.

Tư duy không gian rất cần thiết để phát triển khả năng toán học. (Ảnh minh họa)

Thực hành là cách học tốt nhất, não bộ của trẻ có thể được kích thích thông qua việc sắp xếp, xây dựng và lắp ráp đồ chơi ghép hình, từ đó phát triển tư duy không gian sơ bộ.

Điều 3: Có kỹ năng tính toán cơ bản

Ở trường tiểu học, trẻ chỉ học các phép toán cơ bản cộng, trừ, nhân, chia với con số ngày càng lớn. 

Muốn cộng, trừ, nhân, chia, học sinh phải hiểu số học, hiểu quy tắc tính toán, tất cả những điều này cần được đúc kết và nâng cao kịp thời trong quá trình học tập lâu dài. Điều này cần sự kết hợp của cả gia đình và nhà trường. Khi trẻ làm bài tập ở nhà, phụ huynh cũng nên chú ý đến việc học của con để phát hiện ra sai sót kịp thời. 

Nếu trẻ hiểu được ý nghĩa của phép cộng, phép trừ và có thể vận dụng các phép toán cơ bản một cách thành thạo thì không có gì đáng lo ngại. Nhưng nếu trẻ cần suy nghĩ rất lâu, bẻ ngón tay, cắn bút mãi không đưa ra được đáp án nghĩa là có vấn đề. Ba mẹ cần chú ý xem con gặp vấn đề khó khăn ở phần nào để hướng dẫn và có trao đổi với giáo viên về hướng giải quyết. 

Điều 4: Học cách giải quyết vấn đề

Giải toán là mục tiêu cuối cùng của môn toán ở tiểu học.

Các câu hỏi ứng dụng khác nhau là một kiểu kiểm tra để xác minh xem liệu đứa trẻ có thể giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng hay không.

Làm thế nào để môn toán không còn là nỗi sợ với trẻ, đây là chia sẻ từ cô giáo với kinh nghiệm 30 năm tuổi nghề - Ảnh 3.

Thực ra, các bài toán đố chẳng qua là cộng, trừ, nhân, chia, phức tạp hơn một chút sẽ có phân số và tỉ số phần trăm. Việc dạy trẻ giải quyết vấn đề nên bắt đầu từ lớp một. Các em học lớp 1 chưa đọc thông thạo, cô giáo và phụ huynh có thể đọc câu hỏi, sau đó để trẻ tự suy nghĩ xem nên dùng phép tính gì để giải bài toán.

Cách tốt nhất để rèn luyện là hướng dẫn trẻ đọc, hiểu, suy nghĩ, tìm ra đáp án cho những dạng câu hỏi và bài tập tương tự nhau, lặp đi lặp lại. Qua đó trẻ có thể nhớ các phép tính và hướng làm khi gặp tình huống tương tự.

Điều 5: Rèn luyện tư duy tổng hợp

Điều cuối cùng là rèn luyện tư duy toán học tổng hợp. Các bài toán rèn luyện tư duy có thể được áp dụng học như: so sánh, các bài toán về phép tính, các bài toán về hình ảnh… Làm càng nhiều bài tập con bạn càng ngày càng rút ra được nhiều kinh nghiệm học cũng như khả năng tư duy tăng cao.

Ngoài cách tư duy quen thuộc theo hệ thống, trật tự bố mẹ cũng nên thiết lập cho các con thói quen tư duy ngược. Thay vì đi từ đầu đến cuối, các con nên bắt đầu từ dưới lên. Việc này giúp các con có được cách tư duy toàn diện, hai chiều.

Đứng trước bất kì bài toán nào các con cũng nên đặt câu hỏi tại sao đến các vấn đề liên quan tới bài toán để từ đó có thể mày mò, phân tích và tìm ra cách giải.

Việc này rất hiệu quả để rèn luyện cho con suy nghĩ mạch lạc, tìm hiểu sâu vấn đề.

Làm thế nào để môn toán không còn là nỗi sợ với trẻ, đây là chia sẻ từ cô giáo với kinh nghiệm 30 năm tuổi nghề - Ảnh 4.

Let's block ads! (Why?)

Previous
Next Post »
Thanks for your comment