Chị Hồ, sống ở Chu Châu, Hồ Nam, Trung Quốc năm nay 32 tuổi. Vợ chồng chị sinh con đầu lòng vào năm 2007 và cuối năm 2015, chị bắt đầu mang thai đứa con thứ hai. Suốt thai kì, chị thấy vô cùng thoải mái cũng chẳng gặp triệu chứng lạ nào mà chị chỉ bị phù nề cơ thể - một tình trạng chị nghĩ là tự nhiên của thai kỳ. Thêm vào đó, lần mang thai đầu tiên lại diễn ra trong suôn sẻ, sinh con cũng nhẹ nhàng nên ngay từ lúc mới thụ thai lần 2, chị Hồ không đến bệnh viện để theo dõi.
9 giờ tối ngày 18/7/2016, chị Hồ bỗng dưng cảm thấy đau bụng không thể chịu nổi, có cảm giác nước ối đã bị vỡ. Gia đình lập tức đưa chị đến Bệnh viện sản Chu Châu. Tuy nhiên sau khi tiếp nhận thai phụ, các bác sĩ nhận định đây là trường hợp nguy hiểm và khẩn cấp nên phải chuyển chị đến khoa sản của Bệnh viện Trung ương Chu Châu.
Hơn 11 giờ tối cùng ngày, khoa sản của Bệnh viện Trung ương Chu Châu tiếp nhận chị Hồ và các nhân viên y tế nơi đây đã thực hiện một cuộc giải cứu ly kỳ. Mẹ bầu 8 tháng bị vỡ nước ối, đau bụng dữ dội, huyết áp cao, phù nề toàn thân. Kiểm tra kĩ, các bác sĩ lo lắng hơn khi đứa bé có nhịp tim yếu, dây rốn và cánh tay đã sa xuống âm đạo, mạch rốn cũng yếu. Bác sĩ sản Tăng Phạm Hoa và Hoàng Vinh Tấn nhanh chóng đưa ra chẩn đoán: thai ngôi ngang, sa dây rốn, suy thai, sản phụ huyết áp cao.
Sau khi tình trạng của hai mẹ con chị Hồ được báo cáo lên ban giám đốc khoa sản, bệnh viện đã huy động nhiều phòng ban khác để sẵn sàng cứu hai mẹ con bởi tình trạng khi đó rất khẩn cấp, thai phụ có thể vỡ tử cung, lên cơn sản giật bất cứ lúc nào và thậm chí, thai nhi cũng có thể tử vong trong tử cung. Lúc này đây, thời gian là chìa khóa để cứu hai mẹ con khỏi bàn tay của thần chết.
Chị Hồ nhập viện trong tình trạng vỡ nước ối, đau bụng dữ dội, huyết áp cao, phù nề toàn thân. (Ảnh minh họa: bestchinanews)
Sau khi chị Hồ được gây mê, các bác sĩ tiến hành mổ để lấy thai. Tuy nhiên, vì cánh tay của thai nhi cũng bị sa xuống âm đạo nên quá trình mổ diễn ra hơi khó khăn, đòi hỏi các bác sĩ phải làm thật nhẹ nhàng và cẩn thận. Cuối cùng, đứa bé cũng được ra khỏi bụng mẹ nhưng lại bị ngạt, không khóc, phải cấp cứu tích cực vài phút mới có thể thở và lập tức được đưa đến phòng chăm sóc tích cực nhi khoa để theo dõi. Chị Hồ cũng được theo dõi tại bệnh viện cho đến khi khỏe hẳn.
Đứa bé bị ngạt, không khóc, phải cấp cứu tích cực vài phút mới có thể thở. (Ảnh minh họa: bestchinanews)
(Ảnh minh họa: bestchinanews)
Bác sĩ Lạc Tộ Lan của bệnh viện Trung ương Chu Châu cho biết, cao huyết áp thai kì là một sát thủ thầm lặng vì nó sẽ mang đến những nguy hiểm cho cả mẹ và con. Nó có thể sẽ gây ra tiền sản giật, thoát vị não do não bị tổn thương, khiến mẹ dễ tử vong. Đồng thời, nó cũng gây ra rối loạn chức năng đông máu ở người mẹ, giảm tiểu cầu mạnh, gây nguy hiểm cho người mẹ. Ngoài ra, mẹ bị huyết áp cao sẽ dẫn đến việc oxy cung cấp cho thai nhi cũng ít hơn, khiến thai chậm tăng trưởng trong tử cung. Và vì nhận được ít chất dinh dưỡng nên thai nhi chậm phát triển, các bộ phận như tim, não, lá lách, phổi, thận, các cơ quan khác và cả đầu của thai nhi cũng bị ảnh hưởng.
Bác sĩ Lạc Tô Lan cũng nhắc nhở thai phụ rằng nên kiểm soát cân nặng trong thai kì, béo phì khi mang thai không chỉ dẫn đến tăng huyết áp mà còn có thể bị tiểu đường thai kì, thai nhi chậm phát triển, sức khỏe mẹ và bé gặp vấn đề. Thai phụ nên giữ tinh thần thoải mái, ngủ ngon, tránh ăn mặn, thức ăn có quá nhiều calo. Thường xuyên khám thai để các bác sĩ phát hiện kịp thời những tình trạng bất ổn của mẹ và bé.
(Nguồn: bestchinanews)
Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon