Cả bố và mẹ mang gene lặn khiến con sinh bị bại não
Không quá khó để bắt gặp những hình ảnh em bé vẹo cổ, méo mồm, chân đi chữ X… tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương. Chị Đ.M.H (sinh năm 1989, ở Chương Mỹ, Hà Nội) cho biết, con trai của chị là bệnh nhi N.H. T (5 tuổi) đã điều trị bệnh bại não nhiều năm nay.
Bé T. là con đầu của hai vợ chồng. Ngay từ lúc mang thai, chị H được họ hàng hai bên quan tâm, bổ dưỡng bằng nhiều thức ăn đồ uống ngon. Ngoài ra, chị không quên bổ sung vitamin và khoáng chất sắt, canxi cho bé khỏe mạnh.
Tuy nhiên, do có bệnh tim bẩm sinh nên trong quá trình mang thai, chị H. vẫn sử dụng thuốc hỗ trợ tim mạch. Qua thăm khám và trao đổi thông tin, các bác sĩ nhận định, đây là yếu tố nguy cơ khiến não của cháu bé sinh ra bị ảnh hưởng.
Trường hợp bé T. nhập viện trong tình trạng cổ và lưng không ngóc lên được, tay chân co quắp. Thông qua hình ảnh chụp chiếu, các BS nhận thấy hộp sọ của bé có vấn đề, não không phát triển do hộp sọ nhỏ.
Mặc dù đã hơn 1 tuổi những bé L.Đ.Đ, con của anh L.Đ.T (25 tuổi - Mỹ Đình, Hà Nội) chậm phát triển so với những đứa trẻ cùng trang lứa, đặc biệt gần đây thường xuyên bỏ bú. Nhận thấy dấu hiệu bất thường, gia đình đã cho bé đến bệnh viện chụp chiếu, phát hiện trẻ bị bại não.
Khai thác bệnh sử từ phía gia đình và qua xét nghiệm cận lâm sàng cho bố mẹ cháu bé, kết quả cho thấy bố và mẹ mang gene lặn. Bác sĩ giải thích, sau khi gene lặn gặp nhau xuất hiện gene bệnh bại não ở con.
Yếu tố nguy cơ dẫn đến trẻ mắc bệnh bại não
Bác sĩ Dương Văn Tâm cho biết có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng bại não. Trong đó, yếu tố bố hoặc mẹ bị bệnh lý mãn tính từ trước như bệnh tim mạch, tiểu đường... phải dùng những loại thuốc độc hại cho cơ thể, gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Có thể do môi trường sống bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể, trong đó có não. Tuy nhiên, nếu vì lý do này phải có yếu tố tập thể, chứ không riêng một gia đình.
Yếu tố đặc biệt cần lưu ý, chính là do bố và mẹ mang những gene lặn, khi gặp nhau xuất hiện gene bệnh ở người con.
Các kỹ thuật điện châm, thủy châm được áp dụng điều trị bại não.
Phương pháp điều trị bệnh bại não
Theo Bác sĩ Dương Văn Tâm - Trưởng khoa Điều trị Liệt vận động, ngôn ngữ trẻ em - Bệnh viện Châm cứu Trung ương, bại não là tình trạng tổn thương lan tỏa không tiến triển của hệ thần kinh trung ương do nhiều nguyên nhân xảy ra trước 5 tuổi. Bại não thường được chẩn đoán khi trẻ ở trong độ tuổi từ 1-3 tuổi.
Biểu hiện của bệnh là rối loạn về tâm trí, vận động, ngôn ngữ, hành vi, giác quan với các triệu chứng: liệt tứ chi, liệt nửa người, liệt hai chân, liệt tay, cổ lưng kèm kiểm soát, đi lại yếu hoặc không đi được, nhận biết kém so với tuổi.
Bệnh nhân bại não cần một liệu trình điều trị rất lâu dài, kiên trì và mỗi đợt điều trị phải mất cả tháng. Các kỹ thuật dùng chữa trị gồm điện châm, thủy châm, co bóp, bấm huyệt, tập luyện, vận động, phối hợp với các phương pháp phục hồi chức năng của y học hiện đại như dùng tia nhiệt và các xung điện để nâng cao sức cơ, cải thiện suy giảm chức năng vận động.
Bại não là một loại bệnh và được điều trị càng sớm càng tốt. Nếu được điều trị, phần lớn tình trạng của bệnh nhân được cải thiện rõ rệt.
Trên thực tế, các bệnh viện tuyến đầu về điều trị các bệnh liên quan đến thần kinh, não mỗi năm đã phục hồi được cho 3.000 bệnh nhân bại não, giảm bớt được nỗi thiệt thòi cho các bé.
Các bậc cha mẹ khám sức khỏe tiền hôn nhân để con sinh ra hạn chế mắc bệnh.
Bác sĩ Tâm khuyến cáo khi thấy có có những dấu hiệu bất thường về mặt ngôn ngữ, vận động, trí tuệ cần phải đưa trẻ đi khám sớm. Bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm xem bé có vấn đề về tổn thương não hay không.
Các biện pháp hạn chế mắc bại não ở trẻ
Theo Bác sĩ Dương Văn Tâm, để hạn chế trẻ sinh ra mắc bệnh não, cần phải có biện pháp phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe hợp lý. Dưới đây là 7 điều lưu ý:
- Đầu tiên, các bậc cha mẹ tương lai cần biết cách phòng tránh bệnh cho trẻ bằng việc đi khám sức khỏe tiền hôn nhân, nhằm loại bỏ nguy cơ con sinh ra bại não và cả các bệnh khác như vàng da hay dị tật.
- Bà mẹ có thai đến ngày gần đẻ ( thai 8 – 9 tháng ) nên chủ động đến cơ sở y tế để tiêm hoặc uống vitamin K, nhằm hạn chế mất máu nhiều trong cuộc đẻ, mẹ sẽ mau lại sức và có sữa để cho con bú, đồng thời cũng phòng ngừa được xuất huyết não – màng não sớm cho trẻ sơ sinh.
- Sau đẻ, các bà mẹ nên ăn uống đủ chất nhất là đủ dầu mỡ, canxi và nên cho con tiêm hoặc uống vitamin K để phòng xuất huyết não – màng não sau giai đoạn sơ sinh.
- Trẻ sau đẻ có hiện tượng vàng da sinh lý nếu như vàng da nhẹ và chỉ 5 – 10 ngày là hết. Khi phát hiện trẻ có vàng da sớm sau đẻ 2 – 3 ngày và mức độ vàng da đậm, tăng nhanh, nước tiểu vàng, bỏ bú… nhất là với các bà mẹ có nhóm máu Rh(-) thì phải sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế điều trị.
- Thực hiện tốt lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ em, đề phòng các bệnh dịch nhất là các bệnh viêm màng não, viêm não, bởi đây là nguyên nhân gây tử vong và tàn tật lớn nhất cho trẻ em.
- Chủ động phòng tránh các tai nạn trong cuộc sống sinh hoạt của trẻ như chấn thương sọ não, tai nạn giao thông, ngạt nước…
- Phòng chống các bệnh có thể gây ra bại não cho trẻ như suy dinh dưỡng nặng, sốt cao co giật, động kinh.
Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon