Trong những năm gần đây, sinh trắc vân tay trở thành một bài kiểm tra đặc biệt dành cho những gia đình muốn khám phá tiềm năng của con nhỏ. Phần lớn tin rằng sinh trắc vân tay giúp họ hiểu hơn về con cái để đưa ra những định hướng phát triển phù hợp, trong khi cũng có nhiều ý kiến tỏ ý hoài nghi. Mới đây một cuốn sách của Richard Unger đã làm sáng tỏ nhiều bí ẩn về lĩnh vực nghiên cứu vân tay, đọc vị cuộc đời.
Sau khi “sinh trắc vân tay”, chị Kiều Luyến nhận ra cậu con trai 3 tuổi Minh Khang của mình rất yêu thích hội họa, bé rất thông minh trong việc sử dụng màu sắc 1 cách sáng tạo.
Lịch sử gần 100 năm của khoa học nghiên cứu dấu vân tay
“Dấu vân tay” (Dermatoglyphics) là một thuật ngữ khoa học được bác sĩ Cummins đặt tên vào năm 1926 để chỉ ngành nghiên cứu vân tay và những thiết kế đường chỉ trên bàn tay. Vân tay, lòng bàn tay và bàn chân được xem là tiêu chuẩn trong lĩnh vực này. Sau đó rất nhanh chóng, bộ môn này được ứng dụng vào các cuộc nghiên cứu dân số, nghiên cứu gen và chẩn đoán y học.
Khoa học sinh trắc vân tay sau đó đã được kế thừa và định hình bởi rất nhiều nhà nghiên cứu tên tuổi như nhà siêu hình học Cooke với quan điểm coi dấu vân tay là biểu hiện của những bài học về cuộc sống, bác sĩ Schiemann sử dụng vân tay như một công cụ chẩn đoán bệnh… Trong đó chuyên gia Richard chính là một trong những nhân vật quan trọng đặt nền móng cho sinh trắc vân tay hiện đại.
Richard Unger – chuyên gia về sinh trắc vân tay từng xuất hiện trên nhiều kênh phát thanh và truyền hình tại Châu Âu
Richard Unger và công trình sinh trắc vân tay
Trong cuốn “Sinh trắc vân tay – Khoa học giải mã mục đích cuộc sống từ dấu vân tay của bạn” (Tựa gốc: Lifeprints – Deciphering your life purpose from your fingerprints), Richard viết:
“Năm tháng trước khi chào đời, một mô hình đã xuất hiện trên cơ thể trẻ. Chúng ta gọi nó là bản đồ tâm hồn, những hình ảnh chép tay hoặc dữ liệu DNA… mã hóa tiết lộ di sản sinh học của tổ tiên chúng ta”.
Bìa gốc và bìa tiếng Việt của công trình nghiên cứu về sinh trắc vân tay của Richard Unger. Cuốn sách gốc từng giữ vị trí Best seller trên trang Amazon với đánh giá trung bình 4,5/5 sao
Điều ông muốn nói đến ở đây chính là dấu vân tay – một “bản đồ cuộc sống” dần hình thành từ những thời kì phát triển quan trọng của bào thai và theo con người đến hết cuộc đời. Mỗi vân tay được tạo thành từ 50 đến 100 đường chỉ nhỏ, có hình dạng khác nhau tạo nên dấu hiệu riêng biệt của mỗi người.
Để hoàn thiện công trình giải mã cuộc sống dựa trên phân tích dấu vân tay, Richard đã đọc hơn 60.000 đôi tay của đủ mọi tầng lớp công nhân, kỹ sư, bác sĩ, doanh nhân… trong suốt 50 năm nghiên cứu chuyên sâu.
Nhờ sự khác hoặc giống nhau của các đường lượn, vòng tròn, vòng xoắn trên những dấu vân tay ở mỗi bàn tay, ông chia vân tay của con người thành các chủng Nước, Đại Bàng, Cá Chép, Núi. Mỗi chủng sở hữu những đặc điểm phù hợp với các trường Phục vụ, trường Tình yêu, trường Bình yên, trường Thông thái. Nhờ đó Hệ thống Sinh trắc vân tay đã ra đời, giúp xác định tính cách, điểm mạnh và điểm yếu dựa vào đặc điểm vân tay để đưa ra định hướng phát huy tiềm năng mỗi người.
4 chủng vân tay chính theo Richard Unger (Trích từ sách “Sinh trắc vân tay – Khoa học giải mã mục đích cuộc sống từ dấu vân tay của bạn”).
Ngoài Hệ thống Sinh trắc vân tay, Viện Quốc tế Phân tích bàn tay (IIHA) do Richard sáng lập cũng góp phần không nhỏ vào thành công của khoa học sinh trắc vân tay. Đây là nơi ông cùng các cộng sự nghiên cứu cũng như đào tạo cho rất nhiều nhà khoa học về lĩnh vực này.
Tại nhiều nước trên thế giới, sinh trắc học vân tay hiện đóng vai trò quan trọng trong quá trình đánh giá trẻ em với những chẩn đoán rối loạn về gen, về những căn bệnh mãn tính hay chậm phát triển. Trong tương lai, sinh trắc vân tay được kì vọng sẽ trở thành công cụ thay thế phương pháp DNA trong việc đánh giá những loại gen mà DNA không thể giải quyết được.
Bên cạnh những lý giải khoa học về sinh trắc vân tay, bạn đọc cũng có thể tìm hiểu về cách tự xem vân tay cho mình trong cuốn sách “Sinh trắc vân tay – Khoa học giải mã mục đích cuộc sống từ dấu vân tay của bạn” của Richard Unger.
Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon