Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm cực kỳ quan trọng trong thế kỷ 21. Đó là một tập hợp những qui tắc, nghệ thuật, cách ứng xử, đối đáp được đúc rút qua kinh nghiệm thực tế hằng ngày giúp mọi người giao tiếp hiệu quả thuyết phục hơn khi áp dụng thuần thục kỹ năng giao tiếp. Có thể nói kỹ năng giao tiếp đã được nâng lên thành nghệ thuật giao tiếp bởi trong bộ kỹ năng này có rất nhiều kỹ năng nhỏ khác như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thấu hiểu, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể, kỹ năng sử dụng ngôn từ, âm điệu… Để có được kỹ năng giao tiếp tốt đòi hỏi người sử dụng phải thực hành thường xuyên, áp dụng vào mọi hoàn cảnh mới có thể cải thiện tốt kỹ năng giao tiếp của mình.
Nhưng bạn có biết trong giao tiếp có một kỹ năng vô cùng đặc biệt, nó gần như là năng khiếu. Hầu hết các lãnh đạo cấp cao đều có khả năng sử dụng kỹ năng này một cách tuyệt vời. Đó là kỹ năng đặt câu hỏi. Họ có thể hoàn toàn không quan tâm đến câu chuyện của bạn, hay xao lãng trong một buổi họp nhưng chỉ với một câu hỏi họ có thể nắm ngay được trọng tâm của vấn đề.
Từ thời cổ đại, những vĩ nhân có tài thay đổi như Socarates và Chúa Giê-su đã biết sử dụng các câu hỏi để tạo ra ảnh hưởng to lớn. Những câu hỏi của họ là công cụ giáo huấn và cũng là phương tiện làm thay đổi vĩnh viễn những người xung quanh họ. Ngày nay, bạn cũng sẽ gặp gỡ những nhà lãnh đạo doanh nghiệp, chính trị gia, tỉ phú, luật sư,… Họ đều là những nhân vật vô cùng cuốn hút (một số bạn có thể biết tên) và đối với họ, luôn có một câu hỏi tiềm năng đóng vai trò bước ngoặt then chốt.
Với cá nhân, những câu hỏi tốt sẽ thách thức suy nghĩ của bạn. Chúng định hình và định nghĩa lại vấn đề. Chúng tạt gáo nước lạnh vào những giả định chắc chắn nhất của chúng ta, buộc chúng ta phải thoát khỏi lỗi tư duy truyền thống. Chúng động viên chúng ta học hỏi và khám phá nhiều hơn nữa. Và chúng nhắc nhở chúng ta về điều quan trọng nhất trong cuộc sống.
Dưới đây là 5 phương pháp đặt câu hỏi thông dụng:
Câu hỏi mở – Câu hỏi đóng
Câu hỏi đóng thường nhận được câu trả lời là một từ, hoặc câu trả lời rất ngắn. Ví dụ khi bạn hỏi "Bạn có khát nước không?" chỉ câu trả lời nhận được sẽ là "Có" hoặc "Không"; còn khi hỏi "Bạn sống ở đâu?" thông thường bạn sẽ được trả lời bằng tên của tòa nhà hoặc địa chỉ nơi bạn ở. Câu hỏi mở sẽ dẫn đến câu trả lời dài hơn và thường bắt đầu bằng cụm từ cái gì, tại sao hay bằng cách nào. Một câu hỏi mở đánh vào kiến thức, sự hiểu biết, quan điểm hoặc cảm xúc của người trả lời. Bạn cũng có thể sử dụng các cụm từ "Bạn hãy kể với tôi…" hay "Hãy diễn giải…" để đặt câu hỏi mở.
Câu hỏi "hình nón"
Kỹ thuật đặt câu hỏi dạng hình nón bắt đầu từ những câu hỏi chung, sau đó đi vào trọng tâm trong mỗi câu trả lời để hỏi sâu hơn theo từng cấp độ. Loại câu hỏi này phổ biến khi người điều tra muốn lấy thông tin từ nhân chứng. Bằng cách sử dụng kỹ thuật này, nhân viên điều tra đã giúp người làm chứng xây dựng lại tình huống và tập trung vào chi tiết hữu ích. Có thể anh ta sẽ nhận ra người thanh niên đội chiếc mũ như vậy trên một cảnh của CCTV. Nếu điều tra viên chỉ hỏi câu hỏi mở như "Có chi tiết nào anh có thể nói với tôi về những việc anh đã thấy?", có thể anh ta sẽ không có được thông tin quý giá này.
Câu hỏi thăm dò
Sử dụng câu hỏi thăm dò là một cách tìm kiếm thông tin khác chẳng hạn như hỏi về một ví dụ cụ thể để giúp bạn hiểu rõ về vấn đề họ vừa nói. Có lúc bạn sẽ cần thông tin thêm để làm sáng tỏ vấn đề, "Khi nào anh cần bản báo cáo? Anh có muốn xem bản nháp trước khi tôi gửi cho anh bản cuối cùng không?", hoặc để kiểm tra xem liệu có minh chứng nào cho điều vừa được đưa ra hay không, "Làm thế nào anh biết đội ngũ bán hàng không thể sử dụng dữ liệu mới?" Để đặt câu hỏi thăm dò hiệu quả, nên sử dụng công thức "5 Vì sao" (5 whys) – một phương pháp giúp bạn nhanh chóng nắm được gốc rễ vấn đề.
Câu hỏi dẫn dắt
Đó là khi bạn muốn được nghe câu trả lời mong muốn nhưng vẫn để người khác có cảm giác rằng họ được quyền chọn. Chú ý rằng câu hỏi dẫn dắt có xu hướng đóng.
Ví dụ: Cho người trả lời lựa chọn giữa hai phương án – cả hai phương án này bạn đều thích thực hiện – thay vì chỉ đưa ra một giải pháp, hoặc không thực hiện gì cả. Nói chung thì khả năng "không chọn gì cả" vẫn có thể xảy ra khi bạn hỏi "Anh chọn phương án A hay B", nhưng thường thì đa số sẽ chỉ nghĩ đến việc lựa chọn một trong hai phương án bạn đưa ra.
Câu hỏi tu từ
Câu hỏi tu từ không thật sự là câu hỏi vì không đòi hỏi câu trả lời mà chỉ là những câu khẳng định được viết dưới dạng câu hỏi: Mẫu thiết kế của John rất sáng tạo phải không? Người ta sử dụng câu hỏi tu từ vì muốn người nghe dễ dàng đồng thuận và tham gia vào cuộc trò chuyện (Đúng rồi. Tôi thích làm việc với một đồng nghiệp sáng tạo như thế) – hơn là chỉ được thông báo về một sự thật hiển nhiên rằng John là một nhà thiết kế rất sáng tạo.
Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon