Tuy nhiên, không may là mọi chuyện không diễn ra suôn sẻ như kỳ vọng này.
(Ảnh: @yogoren)
Những củ hành này được giao dịch trên hình thức tự động, tự giác chứ không hề có bất cứ một nhân viên nào. Thay vì quầy hay máy tính tiền như ở những nơi khác, tại đây đặt một chiếc hộp để khách hàng cho tiền vào, bên cạnh là bảng giá 100 yên (gần 22.000VND) cho mỗi củ. Và những củ hành này đều tươi mới, không bị héo hay hư hỏng, chứng tỏ có người thường xuyên lui tới để bổ sung hàng.
(Ảnh: @yogoren)
Phương cách bán hàng tự phục vụ trên cơ sở tự giác này đối với các mặt hàng rau củ, trái cây thật ra không lạ lùng gì tại Nhật Bản, người ta vẫn thấy điều này ở đây đó nhưng chủ yếu chỉ ở vùng nông thôn hoặc ngoại thành xa xôi. Còn đây, là bên trong một trung tâm thương mại hiện đại, quy mô lớn trong thành phố.
“Lúc tôi chụp những tấm ảnh này là buổi tối, nhưng hôm đó họ vẫn chưa bán được một củ nào,” người dùng @yogoren cho biết sau khi quan sát thấy hộp đựng tiền còn trống trơn. Có thể đã vừa có người đến lấy tiền và thay hành, còn nếu không, với tình hình kinh doanh thế này, thật khó để nói được liệu quầy hành này còn duy trì được bao lâu, trừ khi giờ cao điểm mua sắm ở đây rơi vào… nửa đêm. Bên cạnh đó, đa số người xem những tấm ảnh này cũng tỏ ra thắc mắc trước quyết định duy trì của những người chủ trung tâm thương mại, dù đây không phải lần đầu được biết một dịch vụ nào đó của Nhật Bản được duy trì chỉ để phục vụ một đối tượng duy nhất - như nhà ga và tuyến tàu Kami-Shirataki đến cuối năm 2015 mới chính thức đóng cửa sau 3 năm chỉ phục vụ duy nhất 1 hành khách là nữ sinh trung học, khi cô bé này tốt nghiệp.
Tổng hợp, theo japantoday
Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon