Việc nắm vững những cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển trí não, sẽ giúp mẹ kịp theo dõi và hỗ trợ con phát tiển “đúng chuẩn, cũng như xoá tan những lo âu “không đáng có”.
Thấy bé hàng xóm sinh gần như cùng tháng đã có thể líu lo nhiều tiếng đầu đời nhưng con mình vẫn… im bặt, chị Anh Thư (Quận 7) thoáng âu lo: “Có vẻ bé chậm nói hơn bình thường. Nhưng bù lại, con có vẻ vẫn rất hiếu động và hiểu rất nhanh những điều mẹ nói. Tôi phân vân không biết con có đang phát triển thật tốt không?”
Với chị Minh Tâm (Quận 3), nỗi lo lại nằm ở chỗ bé đã 4 tuổi, nhớ rất nhanh những bài thơ, bài hát thiếu nhi mà bé thích, nhưng mỗi lần mẹ dạy học đếm thì bé lại trốn đi ngay. Chị chia sẻ: “Thấy chị đồng nghiệp lên công ty cứ khoe con của chị đã biết đếm số tứ 1 đến 20, rồi làm một vài phép tính cộng mà mình thấy lo quá. Tự nghĩ không biết rằng do bé nhà mình không thích con số hay bé chưa thông minh như các bạn cùng tuổi?”
Câu chuyện của chị Thư và Tâm là hai trong số những lo lắng “thường trực” của những bậc làm mẹ có con trong độ tuổi phát triển. Hơn ai hết, mẹ hiểu sự cần thiết phải chuẩn bị cho con nền tảng vững chắc nhất ngay từ những năm tháng đầu đời, để con có một tương lai tươi sáng về sau. Tuy nhiên, đâu là cách thức theo dõi và hỗ trợ con phát triển trí não đúng chuẩn? Đựa trên những nghiên cứu lâm sàng, các nhà khoa học đầu ngành đã chỉ ra 7 cột mốc vàng phát triển trí não chính là kim chỉ nam cho mẹ trong quá trình kiến tạo nền tảng vững chắc cho sự thành công sau này của bé.
"Đo lường" sự phát triển trí não bằng 7 cột mốc, mẹ biết chưa?
Thực tế, ước mong con phát triển trí não vượt trội, có một nền tảng thật vững chắc về thể chất lẫn trí tuệ là niềm khao khát mẹ luôn ấp ủ. Hiểu được điều đó, sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra phương pháp để “đo lường” mức độ phát triển trí não của bé, dựa trên những chứng minh lâm sàng trên 7 cột mốc vàng. Theo đó, bé cần đạt được một số “thành tích” ở 7 cột mốc vàng mà mẹ nên “nằm lòng”: lúc 9 tháng tuổi, suốt 9 tháng tuổi, lúc 12 tháng tuổi, lúc 18 tháng tuổi, lúc 4 tuổi, lúc 4-5 tuổi và lúc 5 tuổi. Cụ thể như sau:
- Đối với trẻ nhỏ, quan sát là bước đầu tiên của tư duy với quá trình là tập trung, ghi nhớ và xử lý tình huống. Cụ thể, ở 9 tháng tuổi, trẻ sẽ được phát triển tốt hơn về khả năng xử lý tình huống, đòi hỏi trẻ phải kết hợp từ việc lập kế hoạch, ghi nhớ và cần phải có sự tập trung để xứ lý tình huống. Một thử nghiệm nho nhỏ mà mẹ có thể kiểm tra cho con mình, hãy thử giấu đồ chơi của bé dưới tấm khăn. Nếu bé có thể tự lật tấm khăn lên và lấy đồ chơi thì chúc mừng mẹ, bé đã xuất sắc đạt chứng nhận “Tư duy A+”.
- Nền tảng được xây dựng từ lúc 9 tháng tuổi sẽ hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ ở cột mốc thứ 2, thể hiện trong thời điểm suốt 9 tháng tuổi. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu trẻ được cung cấp đúng hàm lượng DHA được chứng minh lâm sàng, thời điểm này trẻ sẽ đạt chuẩn “Tập trung A+”, thể hiện qua sự phát triển vượt bậc về khả năng duy trì tập trung chú ý (tăng 21% so với trẻ không được bổ sung hàm lượng đúng DHA).
- Tiếp tục “hành trình” phát triển não bộ của trẻ đến cột mốc vàng thứ 3 – lúc 12 tháng tuổi. Trong các nghiên cứu của chuyên gia dinh dưỡng và tâm lý nhi khoa trên toàn thế giới, nhiều công trình cho thấy DHA giúp bé cải thiện và tối ưu thị lực, giúp bé nhìn rõ nét hơn so với các nhóm đối chứng. Thị lực của trẻ được nuôi ăn bằng thực phẩm dinh dưỡng với hàm lượng đúng DHA 17mg/100kcal – phát triển tốt hơn lúc 12 tháng tuổi, giúp trẻ đạt được “Thị lực A+”. Theo cách kiểm chứng đó thì các bé có thể đọc hoặc nhìn thấy rõ hơn 1,5 dòng trên bảng kiểm tra thị lực.
- Nói về sự phát triển trí não, không thể không nhắc đến cụm từ “chỉ số phát triển trí não – MDI”. Chỉ số MDI này sẽ là thước đo tiếp theo mà mẹ cần phải đặc biệt chú ý khi trẻ đánh dấu giai đoạn 18 tháng tuổi. Theo nghiên cứu nếu trẻ được sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng có hàm lượng đúng DHA liên tục trong suốt 18 tháng sẽ có hệ số MDI cao hơn các trẻ uống sữa không có DHA đến 7 điểm, chính thức đánh dấu cột mốc “Thông minh A+”.
- Đỉnh điểm của sự phát triển trí não của trẻ được đánh dấu ở cột mốc tiếp theo – lúc trẻ 4 tuổi với sự phát triển vượt bậc về IQ ngôn ngữ, nói cách khác là đạt chuẩn “Ngôn ngữ A+”. Ở giai đọan này, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi cho trẻ làm các bài kiểm tra về nắm bắt thông tin, thông hiểu, số học, từ vựng, sự đồng dạng và câu từ.
Trẻ 4 tuổi nếu được cung cấp đúng hàm lượng DHA (theo khuyến cáo của WHO/FAO) sẽ đạt chuẩn “Ngôn ngữ A+
- Ở độ tuổi 4-5 là giai đoạn mà trẻ cần phải đạt được cột mốc “Trí tuệ A+”; đồng nghĩa với sự phát triển về chức năng điều hành não bộ so với nhóm trẻ không sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng có chứng minh lâm sàng về hàm lượng DHA. Sự phát triển này được đo lường qua khả năng tự điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ, kiểm soát sự tập trung, khả năng ghi nhớ, giúp trẻ nhạy bén hơn trong việc phân biệt được đồ vật và màu sắc.
Giai đoạn 5 tuổi, trẻ có thể đạt được cột mốc “Giao tiếp A+” nếu tiếp tục duy trì nguồn dinh dưỡng phù hợp
- Cột mốc phát triển trí não cuối cùng diễn ra vào lúc trẻ được 5 tuổi. Đây là bước ngoặt quan trọng của trẻ khi bước vào độ tuổi chập chững tiếp xúc những con chữ đầu tiên. Những trẻ được cung cấp các hệ chất DHA chứng minh lâm sàng sẽ tiếp thu tốt hơn về khả năng ngôn ngữ. Khả năng thông hiểu ngôn ngữ sẽ đến từ việc đọc, hiểu trôi chảy và làm theo các hướng dẫn.
Giúp trẻ đạt được 7 cột mốc vàng đã được chứng minh lâm sàng cho phát triển trí não là chìa khóa giúp con bạn thành công trong tương lai
Giúp bé đạt 7 cột mốc vàng: sản phẩm dinh dưỡng có chứng minh lâm sàng sẽ song hành cùng mẹ!
7 cột mốc vàng là tiêu chí mẹ không thể bỏ qua để theo dõi từng bước phát triển của con, đánh giá mức độ vượt trội của con hoặc hỗ trợ kịp thời những gì con chưa đạt được. Nhưng làm thế nào để giúp bé yêu “cán đích” 7 cột mốc kể trên một cách thật dễ dàng? Mẹ nhớ nhé, chế độ dinh dưỡng chính là một trong các yếu tố vô cùng quan trọng mẹ có thể giúp bé lúc này. Cùng với bữa ăn hàng ngày, các sản phẩm dinh dưỡng được chứng minh lâm sàng cho phát triển trí não, giúp bé phát triển tối ưu 7 cột mốc vàng sẽ như một “cỗ xe” có thể giúp bé lướt nhanh hơn đến các cột mốc phát triển mẹ mong muốn.
Để chọn được sản phẩm dinh dưỡng có chứng minh lâm sàng giúp bé đạt được 7 cột mốc, mẹ có thể ghi nhớ những tiêu chí như:
• Sản phẩm có hàm lượng đúng DHA theo khuyến cáo bởi WHO/FAO
• Được chứng minh lâm sàng giúp bé phát triển trí não và đạt được 7 cột mốc vàng
• Sản phẩm có chứng minh lâm sàng thực hiện nghiên cứu chuyên sâu trên trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ
• Chứng minh lâm sàng được giám sát chặt chẽ bởi các chuyên gia đầu ngành và được công nhận bởi các tổ chức quốc tế uy tín như: WHO/ FAO; EFSA….
Hiện nay trên thị trường, Enfa A+ (thuộc tập đoàn Mead Johnson Nutrition) là nhãn hàng có chứng minh lâm sàng trên 7 cột mốc vàng cho phát triển trí não, cung cấp đúng hàm lượng DHA (theo khuyến cáo của WHO/FAO). Chứng minh lâm sàng của Enfa A+ đã được các tổ chức quốc tế uy tín WHO/FAO và Tổ chức an toàn thực phẩm châu Âu công nhận (EFSA).
Sáu năm đầu đời là khoảng thời gian vàng giúp bé phát triển tối ưu trí não, học hỏi kỹ năng và xây dựng nền tảng vững chắc. Khi mẹ hiểu đúng về 7 cột mốc trong giai đoạn vàng này và biết cách hỗ trợ bé thật tốt bằng dinh dưỡng, mẹ đã tặng cho con chiếc chìa khóa vàng mở ra một tương lai tươi sáng về sau.
Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon