Giống khoai tây kỳ lạ mọc quả sai trĩu trên cành

"Khoai tây trời" hay "khoai tây dây leo" rất đặc biệt vì có củ mọc ngay tại vòm lá như thế này.

Các giống cây dại ngoài tự nhiên là loại cây có thể phát triển mạnh và thay thế các cây trồng có ích trong vùng, làm thay đổi sự cân bằng của hệ sinh thái. Mặc dù không phải lúc nào các loài cây dại đều có độc, nhưng người ta vẫn loại bỏ chúng để ngăn sự ảnh hưởng của chúng lên môi trường bản địa. 

Cây “khoai tây trời” cũng là một giống cây như thế; chúng phát triển rất nhanh và xâm lấn môi trường sống của các loài cây khác. 

1. “Khoai tây trời” là gì?

“Khoai tây trời” là loài cây dây leo thuộc họ khoai mỡ có nguồn gốc từ châu Á và châu Phi cận sa mạc Sahara. Theo nghiên cứu gần đây nhất của các nhà khoa học, giống khoai tây không khí này có nguồn gốc từ Trung Quốc.

 
khoai-tay-ky-la

khoai-tay-ky-la

Những năm 1905, giống khoai này được gửi đến Florida (Mỹ) để nghiên cứu như là một cây thuốc và hiện nay nó có thể được tìm thấy ở nhiều nơi trên khắp Florida, Louisiana, Mississippi, Texas, Hawaii, Puerto Rico và ngay cả ở Việt Nam.

Vào năm 1999, Cục Nông nghiệp và Dịch vụ Tiêu dùng Florida (Mỹ) đã cho giống cây này vào danh sách các giống cây dại có hại, tức là chúng không được phép trồng, sử dụng hay di chuyển đến nơi khác mà không được phép.

2. Làm thế nào để phân biệt “Khoai tây trời”?

"Khoai tây trời" thực chất là một giống cây leo dại.

“Khoai tây trời” là giống thực vật thân thảo có thể nảy mầm từ củ to dưới đất hoặc từ củ nhỏ ở gốc lá. Một cây cho rất nhiều củ, chúng có thể phát triển nhanh chóng. “Khoai tây trời” hiếm khi ra hoa, các củ mọc dọc theo thân leo và thường ra quả vào mùa thu và mùa đông. Vì có thể phát triển rất nhanh chóng nên một cây mọc khoảng trên 20cm mỗi ngày và có thể leo chiều dài từ 20 tới 30 mét.


Các lá mọc xen kẽ dọc theo thân cây, kích cỡ chiều dài và chiều rộng ít nhất là 20cm, có hình trái tim, phình to ở đầu lá và nhọn dần ở cuối.

Giống khoai này có thể nảy mầm dưới mặt đất hoặc ở ngay tại gốc lá.


Nhìn bề ngoài, chúng có hình dáng khá giống với khoai tây Đà Lạt. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ sẽ thấy lớp vỏ bên ngoài của giống khoai này khá cứng, có thể lột ra được, sau đó đến lớp da có màu xanh và gọt lớp màu xanh đó thì có thể sử dụng được.

Củ khoai có thể đạt kích cỡ tương tự như khoai thường.

Ở một số nơi tại Mỹ, khoai tây trời có hình dáng nhỏ hơn và màu nhạt hơn.


Ở Việt Nam, giống khoai này có thể được tìm thấy ở bìa rừng các vùng đất bazan. Lớp vỏ bên ngoài của giống khoai này có thể bóc ra và bên trong lớp vỏ xanh có nhớt nên rất dễ nhận biết. Khoai tây trời có củ to đến 2kg, 3kg thậm chí 4kg. Là giống cây có thể mọc ở nhiều loại đất khác nhau nhưng chúng thường xuyên xuất hiện ở đất rừng và nhanh chóng xâm lấn các giống khác bằng cách leo cao theo thân các cây trưởng thành. 


3. “Khoai tây trời” có thể ăn được không?

Các nhà khoa học khuyến cáo không nên trồng và sử dụng giống khoai này một cách tùy tiện.

Nhiều người cho rằng nếu hái trái khoai này và để ở chỗ mát một thời gian lâu thì khi nấu, ăn rất dẻo, khoai cũng có mùi vị riêng. Tuy nhiên, khi chưa biết rõ cách sử dụng và đặc tính của chúng thì các nhà khoa học khuyến cáo bạn không nên sử dụng chúng một cách tùy tiện.

(Nguồn: Tổng hợp)

Previous
Next Post »
Thanks for your comment