Đau nhức xương khớp khi trời chuyển mùa
Mới bước sang tuổi 40 nhưng hễ trời chuyển mùa là chị Hạnh (Gia Lâm, Hà Nội) lại cảm thấy đau nhức hai chân. Về cơ bản, sức khỏe của chị khá ổn định. Chỉ có điều, khi trời cứ chuyển từ nóng sang lạnh một cách đột ngột là chị lại cảm thấy mình ốm yếu, 2 chân đau nhức khó chịu.
“Mới vào tiết trời đầu thu se se lạnh nhưng khớp gối, cố tay và ngón tay tôi đã bị sưng phù lên, đỏ ửng, tê cứng và đau buốt không thể làm gì được. Đặc biệt có những hôm tỉnh dậy lúc gần sáng, 2 chân tôi nhức và tê buốt kinh khủng”, chị Hạnh kể.
Nhưng cứ đến khi trời nắng vào giữa sáng trở đi đến chiều tối, chị lại không cảm thấy đau nhức nữa. Dường như cứ khi nào cơ thể tiếp xúc với luồng gió se lạnh mùa thu thì mới khiến chị gặp phải những cơn đau vật vã như vậy. Chị vô cùng băn khoăn không biết phải làm sao để chấm dứt tình trạng này. Nếu không làm gì tác động để chấm dứt cơn đau thì chị phải chịu đựng nhiều đêm mất ngủ liên tiếp. Nếu uống thuốc kháng sinh để điều trị, chị sợ mình sẽ bị nhờn thuốc. Những suy nghĩ ấy khiến đầu óc chị không lúc nào được yên.
Cũng giống chị Hạnh, chị Mai (Hà Đông, Hà Nội) cũng gặp phải những cơn đau nhức xương khớp khi trời mới bước vào thu. Chị Mai tâm sự, kể từ sau khi sinh con trai đầu lòng xong, sức khỏe của chị yếu đi rất nhiều. Cảm nhận được làn gió thu thổi vào người là chị cũng thấy nổi da gà vì lạnh. “Đầu gối tôi nhức nhối, có cảm giác như kiến bò mỗi khi trở trời. Cái lưng thì không lúc nào ngừng đau nhức. Đặc biệt dạo gần đây tiết trời sang thu càng khiến tình trạng đau nhức thêm tồi tệ hơn”, chị Mai nói.
Có thể nói, tình trạng đau nhức xương khớp khi thời tiết chuyển mùa là chứng bệnh phổ biến ở rất nhiều người. Giai đoạn chuyển mùa không chỉ là thời điểm lý tưởng cho các yếu tố phá hoại xương khớp hoành hành mà còn là lúc bệnh nhân bị đau nhức xương khớp ngày càng trầm trọng hơn. Sự thay đổi nóng lạnh thất thường, lúc khô hanh khi lại ẩm ướt… cũng tác động đến các yếu tố hoạt động bên trong của xương khớp.
Tiến sĩ Parvizi, Giám đốc Nghiên cứu lâm sàng tại Viện Rothman (Đại học Jefferson, Philadelphia, Mỹ) cho biết, khi áp lực không khí thay đổi cũng sẽ kéo theo áp lực trong xương thay đổi. Do đó, người bị đau nhức xương khớp thường cảm nhận được sự thay đổi của thời tiết trước khi xảy ra vì họ có lớp sụn đệm tại khớp ít hơn bình thường. Vậy làm sao để chấm dứt chứng bệnh này mà không cần phải dùng đến kháng sinh?
Món ăn từ lá lốt trị dứt điểm đau nhức xương khớp khi giao mùa
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó chủ tịch Hội Đông y, Ba Đình, Hà Nội), để khắc phục chứng đau nhức khớp khi thời tiết giao mùa, đầu tiên chúng ta cần bổ sung những món ăn từ lá lốt.
“Lá lốt có vị cay, mùi nồng, tính nhiệt, vào hai kinh đại tràng và phế, giúp ôn trung, tán hàn, tiêu thục, hạ khí, chỉ thống, hành khí. Chiết xuất từ lá lốt chủ yếu là tinh dầu, trong lá lốt còn có piperin và piperidin. Loại lá này chữa đau nhức rất tốt”, lương y Bùi Hồng Minh khẳng định. Trong dân gian, lá lốt chữa viêm khớp rất tốt, cũng như các chứng phong hàn, nôn mủa, tiêu chảy, đầy bụng. Ngoài việc ăn kèm lá lốt như chả lá lốt, lá lốt nấu ốc đậu… bạn có thể tham khảo một số bài thuốc từ Đông y điều trị đau nhức khớp.
Dưới đây là một số món ăn, bài thuốc từ lá lốt chữa đau nhức khớp được lương y Bùi Hồng Minh đưa ra:
- Lá lốt 20g, thiên niên kiện 2g, cây gai tầm xoong 16g. Tất cả rửa sạch, phơi khô, thái nhỏ, sao qua, sau đó đổ 500ml nước vào sắc còn lại 200ml, uống trong ngày.
- Lá lốt 15g, rễ bưởi bung 15g, cỏ xước 15g. Phơi khô, rửa sạch, sao và sắc đặc rồi uống trong ngày.
- Lá lốt 16g, tang ký sinh 12g, tục đoạn 12g. Phơi khô, rửa sạch và sắc đặc rồi uống.
- Lá lốt tươi giã nát, vắt nước, lấy bông thấm vào răng có tác dụng chữa đau nhức răng cực tốt.
- Lá lốt, ngải cứu, cúc tần mỗi loại 20 - 30g. Thái nhỏ rồi trộn lẫn với nhau, sao với rượu và cho vào chỗ đau, chườm nóng.
Ngoài lá lốt, lương y Bùi Hồng Minh còn cho biết thêm, nếu chăm chỉ ăn lươn cũng giúp bạn giảm đau nhức xương khớp khi giao mùa. Những món ăn từ lươn như chả lươn, lươn băm cuốn lá lốt… vừa giúp bạn cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể vừa giúp giảm đau nhức xương khớp hiệu quả mà không cần uống thuốc giảm đau.
“Lươn sao sấy khô, tán bột, cho vào nấu cháo và ăn nóng giúp chữa đau nhức xương khớp rất tốt”, lương y Bùi Hồng Minh cho hay.
Một số bài thuốc khác cũng được vị lương y đưa ra giúp điều trị đau nhức xương khớp khi giao mùa:
- Hạt cải tán bột, sao sấy khô, hòa lòng trắng trứng gà. Bôi đắp hỗn hợp này vào chỗ đau nhức, sau đó buộc lại. Mỗi ngày làm như thế một lần, bạn sẽ thấy cơn đau bị đánh bay chỉ sau vài ngày làm liên tục.
- Ngải cứu, hồng hoa cả rễ, gừng bỏ vỏ. Tất cả giã nát, sao uống và chườm lên chỗ đau.
Ngoài ra, theo lương y, bạn cũng nên tăng cường ăn những loại rau như cần tây, đu đủ, tỏi, bắp cải, thịt dê, thịt mèo, nhung hươu, gạo lứt cũng sẽ giúp giảm đau nhức xương khớp hiệu quả. Chế độ ăn với những loại thực phẩm này cũng giúp bạn phòng tránh các căn bệnh liên quan đến xương khớp. Do đó, những người muốn phòng tránh đau nhức xương khi giao mùa đừng quên bổ sung thêm những thực phẩm này vào chế độ ăn hàng ngày. Khi đi ra đường nên có áo khoác mỏng vào lúc sáng sớm và tối muộn để phòng tránh khí lạnh xâm nhập vào cơ thể, gây tổn hại khí huyết.
Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon