Những con vật kỳ lạ có ngoại hình "không đâu vào đâu" trong thế giới loài vật

Loài dơi nếp mũi được tìm thấy ở Việt Nam.

Đây là một loài dơi mới được tìm thấy trong Vườn quốc gia Chư Mom Ray, Việt Nam. Ban đầu, loài này bị nhầm với một loài dơi được phát hiện năm 2008 nhưng sau đó đã được chứng minh là một loài hoàn toàn mới. 


6. Cá mập một mắt 

Con cá mập chỉ có một mắt và bị bệnh Bạch Tạng.

Đây là một loài cá mập cực hiếm được tìm thấy ở Mexico năm 2001. Các nhà khoa học cho biết, loài vật này dài 56cm, chỉ có một mắt ở trước đầu và bị Bạch Tạng.  Con cá mập này bị hội chứng gọi là Cyclopia, một rối loạn bẩm sinh hiếm gặp, một loại bệnh rất hiếm gặp trong các loại bệnh bẩm sinh gây nên dị dạng ở mắt, thường thấy ở một số loài vật và cả con người. Hội chứng này có biểu hiện đặc trưng là phần não trước bị mất kiểm soát, dẫn tới hiện tượng không thể hình thành 2 mắt như thường thấy. Theo ông Jim Gelsleichter, nhà sinh học nghiên cứu về cá mập tại Đại học North Florida ở Jacksonville, loài cá mập một mắt này không tồn tại lâu dài trong tự nhiên.


7. Ốc sên lưỡi sặc sỡ

Đây là một loài ốc có lưỡi vô cùng sặc sỡ, sống ở quần đảo Tây Ấn.

Trong một cuộc “điều tra dân số” sinh vật biển đầu tiên, một loài ốc sên có lưỡi sặc sỡ là một trong hàng ngàn loài mới được phát hiện. Tên khoa học của loại ốc sên này là Cyphoma gibbosum, sống ở quần đảo Tây Ấn.


8. "Thiên thần dưới đại dương" (Sea-Angel)

 

Những con sên "trần truồng" có hình dáng giống những thiên thần đang bay.

Một cuộc điều tra sinh vật biển vào năm 2005 của đoàn thám hiểm ở Bắc Băng Dương đã phát hiện ra loài sên biển có tên khoa học là Clione limacina (nghĩa là “thiên thần dưới đại dương”). Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, thực chất đây là con ốc sên đặc biệt "không có vỏ che thân". Loài này chỉ có kích thước bằng một hạt đậu và là món ăn “khoái khẩu” của rất nhiều loài sinh vật khác dưới đại dương.


9. Rết hồng

Loài rết sặc sỡ này được phát hiện ở khu vực Tiểu vùng sông Mekong.

Rết Hồng là một loài được các tài liệu ghi lại lần đầu tiên vào năm 2007. Loài này là một trong 1000 loài mới được tìm thấy ở khu vực Tiểu vùng sông Mekong trong 10 năm qua. Tổ chức thiên nhiên WWF công bố phát hiện ra loài này vào ngày 15/12/2008. Màu hồng sặc sỡ của loài này dùng để cảnh báo những kẻ săn mồi về "sức mạnh" của độc tính mà nó có thể tiết ra để tự vệ.


10. Chim sage grouse

Chim sage grouse được tìm thấy đầu tiên vào năm 1970.

Đây là một loài chim nổi tiếng về điệu múa. Năm 1970, loài chim này được các nhà khoa học cho là một loài Tùng Kê  (Greater sage-grouse) vì nó gần giống với loài này nhưng khác về kích thước. Chúng là loài có vẻ ngoài khiến các nhà khoa học phải “đau đầu” khi phân loại.

(Nguồn: Oddee)

Previous
Next Post »
Thanks for your comment