Đó là một trường hợp kỳ lạ được báo cáo trên Postgraduate Medical Journal năm 1973. Năm 1966, Angus Barbieri, 27 tuổi, được các bác sĩ tại Đại học Y ở thành phố Dundee, Scotland chẩn đoán mắc bệnh béo phì khi nặng tới 207 kg.
Theo tư vấn của bác sĩ, Angus sẵn sàng tham gia quá trình cắt giảm lượng thức ăn để giảm cân. Anh đã thực hiện quá trình nhịn ăn trong suốt 382 ngày và giảm 125 kg mà vẫn khỏe mạnh (từ 207kg còn 82kg). Năm năm sau, cân nặng của anh này vẫn ổn định ở mức 89 kg.
Các bác sĩ không kỳ vọng Angus có thể nhịn ăn trong thời gian dài. Tuy nhiên, họ cho rằng, việc nhịn ăn trong một khoảng thời gian ngắn có thể giúp anh giảm cân nhanh hơn. Để bù đắp cho sự thiếu hụt dinh dưỡng, Angus được hướng dẫn sử dụng vitamin tổng hợp và các khoáng chất bao gồm kali, natri...
Sau một tuần, sự kiên trì của Angus Barbieri càng tăng cao. Anh tiếp tục duy trì nhịn ăn vì muốn đạt tới cân nặng mong ước là khoảng trên dưới 80kg.
Angus thường xuyên tới bệnh viện để theo dõi tình trạng sức khỏe. Các xét nghiệm máu và nước tiểu cho thấy các chỉ số đều thấp đi nhiều, thậm chí đường huyết hạ xuống mức báo động. Nhưng cơ thể Angus vẫn hoàn toàn bình thường và không có triệu chứng bệnh tật.
Nhiều tuần trôi qua, Angus bù đắp việc không ăn bằng cách uống thêm trà đen, cà phê đen và nước khoáng có gas. Tất cả đều không có calo. Trong vài tháng cuối, Angus đã cho thêm một chút đường hoặc sữa vào trà, cà phê.
Cơ thể Angus bắt đầu thích nghi với việc không có thức ăn bằng cách đốt cháy năng lượng dự trữ từ chất béo tích lũy trong cơ thể. Theo Chicago Tribune, anh đã quên mùi vị của thức ăn trong bữa ăn cuối cùng trước khi nhịn ăn. Anh ta ăn một quả trứng luộc với một lát bánh mì cùng bơ và “cảm thấy đủ”. Trong thời gian nhịn ăn, Angus đi vệ sinh sau mỗi khoảng 40 ngày.
Sau 382 ngày, Angus Barbieri đã kết thúc quá trình nhịn ăn và đạt được cân nặng mơ ước (82kg).
Barbieri trước và sau khi giảm cân bằng cách nhịn ăn. Ảnh: Science Alert.
Năm 2012, tiến sĩ khoa học người Úc Karl Kruszelnick đã giải thích trường hợp này trong một bài đăng dài trên trang web khoa học của Tập đoàn Phát thanh Truyền hình Úc. Hiện tượng trên xảy ra do cơ chế làm việc của cơ thể. Khi nạp thực phẩm hàng ngày, cơ thể sẽ được tiếp thêm năng lượng nhờ glucose. Nếu không được nạp glucose từ thức ăn, cơ thể sẽ tự sản xuất chúng từ chất béo - một dạng năng lượng dự trữ trong cơ thể.
"Các phân tử chất béo phân hủy thành hai hóa chất riêng biệt - glycerol (có thể chuyển đổi thành glucose) và axit béo tự do (có thể chuyển đổi thành các hóa chất khác gọi là ketone). Cơ thể của bạn, bao gồm cả bộ não của bạn, có thể chạy bằng glucose và ketone này cho đến khi cơ thể bạn hết chất béo", theo Tiến sĩ Karl Kruszelnick.
Nhờ có lượng mỡ thừa dồi dào, Barbieri đã có thể sống sót sau khoảng thời gian dài nhịn đói. Điều quan trọng là, dù nhịn ăn, Angus vẫn bổ sung vitamin và các khoáng chất. Nếu thiếu các chất này, cơ thể sẽ bị mất cân bằng và dẫn tới tử vong. Angus Barbieri qua đời năm 1990.
Tuy nhiên, phương pháp nhịn ăn để giảm cân này của Angus vẫn bị lên án. Thực tế, không ít người đã mất mạng vì nhịn ăn để giảm câm. Nếu muốn duy trì cân nặng lý tưởng, tốt hơn là bạn nên thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và thường xuyên luyện tập thể dục để đốt cháy năng lượng, tăng cường sức khỏe.
Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon