Nhật ký của mẹ: “Con xin lỗi vì đã làm rách đôi giày mẹ tặng”

Thật khó để tìm được một tình yêu lớn lao như tình yêu của mẹ. Mẹ là chỗ dựa, là chốn bình yên, là nơi đứa con bé bỏng được vỗ về. Cho dù ngoài kia, con có là ai, khi về với mẹ, con vẫn cứ là đứa trẻ rúc vào lòng mẹ để được che chở.

Với người mẹ, mọi chi tiết, mọi giây phút trong sự trưởng thành của con luôn xứng đáng được ghi lại. Những bài học đầu đời, giây phút thành công hay là cả những cú ngã cũng chính là kỷ niệm đáng nhớ cho người mẹ, việc được chứng kiến con mình trưởng thành qua từng năm tháng có lẽ chính là điều ngọt nào nhất đối với họ.

Mặc dù có sự chỉ dẫn của cha mẹ, nhưng mỗi đứa trẻ đều có ước mơ, hoài bão và cả hướng đi riêng cho cuộc đời mình. Những người thích cầm bút viết lách để làm nhà văn, lại có người đầy hoài bão, luôn nỗ lực hết mình và vươn lên trở thành nhà vô địch bóng đá. Nếu như những chiếc bút là minh chứng cho sự nỗ lực của những tâm hồn mộng mơ thì chiếc áo đấu chính là thứ ghi lại dấu ấn trong cuộc đời của các bé đam mê theo nghiệp thể thao.

Và đó cũng chính là câu chuyện của cậu bé Đào Văn Lượng, một cậu nhóc ham mê môn bóng đá và đã có được những bước đi đầu tiên trong sự nghiệp quần đùi áo số của mình.

Nhật ký của mẹ: “Con xin lỗi vì đã làm rách đôi giày mẹ tặng” - Ảnh 1.

Khởi đầu từ một vùng quê Quảng Trị, cậu bé Đào Văn Lượng (11 tuổi, đang tập luyện tại Trung tâm đào tạo bóng đá SHB Đà Nẵng) đã sớm có tình yêu với trái bóng tròn ngay tử thuở còn thơ. Chỉ mới chạm mặt, thế nhưng trái bóng tròn đã sớm trở thành tình yêu, niềm đam mê với cậu cho tới tận bây giờ.

Dù không có nhiều điều kiện tiếp xúc nhưng Lượng rất yêu môn bóng đá, cậu luôn mong muốn một ngày có thể trở thành hậu vệ xuất sắc như Văn Hậu của đội tuyển U23 Việt Nam. Chính lòng quyết tâm theo đuổi đến cùng đam mê đã giúp Lượng giành được cơ hội đào tạo chuyên nghiệp tại SHB Đà Nẵng. Lần đầu tiên thấy đứa con trai nhỏ xa nhà đến một vùng đất mới để tập luyên, mẹ đã tặng cho em đôi giày thể thao, Lượng chia sẻ rằng đây cũng là đôi giày duy nhất em có lúc ấy.

Vạn sự khởi đầu nan, thời gian đầu tập luyện tại SHB Đà Nẵng, vì quá gầy nên thể lực của em không đủ, chạy một xíu là mệt nên trong đội em mờ nhạt đến nỗi thầy không nhớ nổi tên. Thế nhưng, bóng đá đến với cậu bé như một cái duyên, và rồi là cả một cái nghiệp, từ bỏ không phải là lựa chọn của Lượng. Gian nan mới là lúc lửa thử vàng, em bắt đầu cố gắng, nhẫn nại hoàn thành từng bài tập, giáo án mà các thầy trên lớp giao cho. Lượng còn lên kế hoạch tập luyện riêng cho mình, người ta chạy 1 tiếng thì em chạy 2 tiếng, cuối tuần em còn tranh thủ dậy sớm để tập luyện thêm. Lượng tập đến mức đôi giày mẹ tặng cũ mòn, sờn rách đi nhanh chóng, chỉ hơn 2 tháng mà đôi giày bắt đầu phủ kín những vết xước.

Chính sự chăm chỉ và chuyên nghiệp, cầu thủ nhí ngày nào đã được trao cơ hội thử sức mình trên sân bóng. Cậu nhóc tự ti tìm được chỗ đứng trong đội hình, và có được những thành công đầu tiên trong sự nghiệp. Thế nhưng, ngày ghi bàn thắng quyết định trong một trận đấu với đối thủ đến cũng là lúc đôi giày mà mẹ tặng em bị rách toác.

Nhật ký của mẹ: “Con xin lỗi vì đã làm rách đôi giày mẹ tặng” - Ảnh 2.

Đôi giày mà mẹ tặng đã bị rách toác khi Lượng ghi bàn thắng quyết định trong trận đấu đầy cam go

Trở về nhà, người hùng của trận đấu chẳng tỏ ra sung sướng, tự hào mà lại lí nhí, bối rối như vừa điều gì có lỗi. Thì ra, cậu nhóc sợ bị mẹ mắng sau khi đã làm hỏng đôi giày mà mẹ mua cho. Thế nhưng Lượng đã vô cùng bất ngờ trước thái độ của mẹ. "Mẹ không hề la mắng con mà nói mẹ rất tự hào về con nữa, vì mẹ biết mỗi vết xước trên giày, là những giọt mồ hôi, là những lỗ lực, quyết tâm để theo đuôi đam mê của con đó!", cậu bé hồ hởi kể lại.

Cũng giống như Lượng, cậu bé Cao Thiên Lộc cũng chỉ tình cờ chạm mặt với trái bóng, và đã "kết duyên" từ lúc nào không hay. Bước vào học viện bóng đá, cậu bé cũng chẳng có gì ngoài niềm đam mê và tình yêu với bộ môn túc cầu. Giờ đây, cậu nhóc cũng đã là một trong những cầu thủ nhí tài năng, tham gia đến cả chục giải đấu với bộ sưu tập hàng chục chiếc áo đấu Milo khác nhau đến từ những giải này. 

Nhiều áo như vậy, nhưng thứ nhiều kỷ niệm nhất với Lộc chính là chiếc áo đấu đầu tiên trong cuộc đời cầu thủ của mình. Nó gắn liền những buổi tập ướt đẫm mồ hôi, những lần bầm dập trên sân, những cú trượt ngã đến tím tái cả đầu gối. Nhưng chỉ vậy thôi cũng chẳng thể làm cậu nhóc nản chí. Chiếc áo đấu có sờn, có hôi rình nhưng lại đong đầy những ước mơ cháy bỏng của chàng trai bé nhỏ.

Nhật ký của mẹ: “Con xin lỗi vì đã làm rách đôi giày mẹ tặng” - Ảnh 3.

Nguyễn Ngọc Chung, tài năng trẻ tới từ Bắc Ninh lại là một trường hợp khác lớn lên cùng trái bóng tròn. Tất cả những gì cậu bé sinh năm 2008 có chỉ là một đôi giày tập được bố mẹ mua cho. Những ngày chân ướt chân ráo đi tập bóng, cậu bé Chung là một người nhút nhát và mắc luôn cả "bệnh" sợ người lạ.

Các buổi tập thì nặng, cậu nhóc sợ hãi đến mức chỉ biết thu mình lại và nản không muốn theo nghiệp chơi bóng nữa. Ngày đó, hai bố con ngồi ngồi tâm sự với nhau về những thay đổi từ khi bắt đầu chơi bóng, từ một cậu bé ốm yếu, tự ti nay Chung đã khỏe mạnh, tự tin hơn rất nhiều, thậm chí còn trở thành một cầu thủ tiềm năng của đội làm bố em rất tự hào. Chính điều đó đã tiếp thêm động lực để em gắn bó với trái bóng tròn.

Với Chung thì dù đôi giày đã cũ mòn nhưng mỗi khi mang giày thi đấu, em luôn có cảm giác những vết xước trên giày mạnh mẽ tiếp thêm sức mạnh như bố đang bên cạnh động viên, nhờ đó giúp em thêm tự tin, đam mê và dành được chiến thắng. Tinh thần lên, thành tích từ đó cũng tăng dần theo thời gian. Giờ đây, Chung đã thành cầu thủ tiềm năng được các thầy, các bạn chú ý và đối thủ phải dè chừng. 

Hơn tất cả, đôi giày cũ, chiếc áo rách ấy giờ đây đã là cả nó là cả một niềm tự hào, một minh chứng không thể chối bỏ. Những cậu bé mặc cảm, nhút nhát ngày nào giờ đã trở thành một cầu thủ nhí với đôi chân thoăn thoắt, ra sân với khát vọng và cống hiến hết mình vì một tình yêu bóng đá. Không chỉ vậy, những cầu thủ nhí ấy còn thấu hiểu được thể nào là tinh thần, giá trị của tập thể và quan trọng hơn hết là thành tích chỉ đến sau khi đã vượt qua được những thử thách tưởng chừng không tưởng.

Thành công ấy, không phải chỉ đến từ ngày một, ngày hai. Đôi giày, chiếc áo giống như những hạt mầm của cuộc sống, mà mỗi khi nhìn lại, cha mẹ và các cầu thủ nhí đều có thể hồi tưởng về những bước đi đầu đời - tuy khó khăn, nhưng thành quả nhận được luôn là điều ngọt ngào nhất. 

Previous
Next Post »
Thanks for your comment