Thời gian vừa qua, sau khi công chiếu, bộ phim Aladdin 2019 phiên bản live-action đã khiến không ít người sống lại ký ức huyền ảo của 27 năm về trước khi Aladdin vẫn còn là bộ phim hoạt hình. Phim thu về 233 triệu đô chỉ sau hơn 4 ngày công chiếu. Aladdin vốn do Disney sản xuất vào năm 1992. Chuyện tình giữa công chúa Jasmine và anh chàng Aladdin sống nơi ổ chuột đã chẳng còn gì xa lạ với các khán giả ở mọi độ tuổi. Ấy vậy mà vẫn còn không ít điều bí ẩn về câu chuyện này mà khán giả vẫn chưa được biết.
Aladdin chỉ là 1 trong số 1001 câu chuyện cổ tích thuộc bộ truyện huyền thoại "1001 đêm"
Có thể nhiều người chưa biết nhưng thật ra thì Aladdin và cây đèn thần chỉ là một trong số 1001 câu chuyện cổ tích thuộc bộ truyện "Nghìn lẻ một đêm" được tổng hợp lại của người Ả Rập. Nữ anh hùng, Scherherazade, đã kết hôn với một tên vua sát nhân. Hắn ta thường giết những cô vợ mới cưới của mình chỉ sau 1 ngày kết hôn. Để cứu lấy chính mình, cô nảy ra ý tưởng kể cho hắn nghe mỗi đêm một câu chuyện cổ tích nhưng tuyệt nhiên không để hắn biết được cái kết và hứa sẽ tiết lộ sau đó. Và đó là cách để Scherherazade sống sót.
Những mẩu truyện nhỏ nổi tiếng trong tác phẩm 1001 đêm không chỉ có Aladdin mà còn có những tác phẩm khác, hầu hết đều được dựng thành phim hoặc phim hoạt hình như Sinbad hay Ali Baba...
Hầu hết những mẩu truyện trong "1001 đêm" không bắt nguồn từ Ả Rập
Được mệnh danh là bộ truyện cổ tích huyền thoại của người Ả Rập thế nhưng sự thật thì không phải truyện nào trong "1001 đêm" cũng được người Ả Rập kể lại.
Vào năm 1712, một học giả người Pháp tên Antoine Galland đã dịch lại phiên bản truyện cổ tích này từ tiếng Ả Rập sang tiếng Pháp. Galland đã thêm vào đó một vài mẩu truyện nhỏ mới khác được kể bởi chính ông. Ông đã dùng tên tiếng Syria của mình là Hanna Diyab để kể lại và tự giới thiệu mình đến từ Aleppo. Aladdin và cây đèn thần chính là một trong những câu chuyện có xuất xứ đặc biệt như trên.
Aladdin thật sự không phải đến từ thành Agrabah
Trong cả 2 phiên bản tiếng Pháp do Galland dịch và tiếng Anh do Richard Burton viết lại vào năm 1885 thì Aladdin thực tế sống tại một thành phố ở... Trung Quốc. Những hình ảnh minh họa cho truyện cổ tích này từ thời nữ hoàng Victoria cho thấy các nhân vật trong Aladdin đều là người Trung Quốc. Cả bối cảnh lẫn chủng tộc của các nhân vật đều bắt nguồn từ phía Tây rồi di dân xuống Ả Rập và Trung Đông khi câu chuyện được đưa lên màn ảnh rộng vào những năm đầu thế kỷ 20.
Aladdin không sống một mình, anh sống cùng mẹ
Không giống như những bộ phim Disney khác, Aladdin không phải một "con chuột đường phố" mồ côi cả bố lẫn mẹ trong Nghìn lẻ một đêm. Cha của Aladdin vốn là một thợ may nhưng ông đã qua đời trước đó. Mẹ của Aladdin vẫn còn sống và là một góa phụ nghèo khổ, đáng thương. Theo như một nguồn tin thì mẹ của Aladdin là người đầu tiên lau chiếc đèn thần và giải phóng sức mạnh của ông ta.
Aladdin không phải "kim cương trong đá" như những gì mọi người thường nói
Trong những câu chuyện được kể của Disney, Aladdin giới thiệu với hình tượng là một anh chàng khéo léo, tháo vát, trung thành nhưng lại bị đánh giá thấp chỉ vì anh quá nghèo. Trong phiên bản truyện do Richard Burton kể lại, Aladdin lại là người nông cạn, lười biếng, tham lam và dễ bị cám dỗ bởi sự giàu có. Cha của Aladdin qua đời cũng bởi vì anh từ chối không chịu học kinh doanh.
Có tận 2 thần đèn
Sự thật là Aladdin "tuyển dụng" không chỉ 1 mà là đến 2 thần đèn để hỗ trợ anh trong Nghìn lẻ một đêm. Một người "cư ngụ" trong cây đèn thần, và người còn lại chính là một chiếc nhẫn ma thuật. Tuy nhiên 2 vị thần đèn này lại xuất hiện và hỗ trợ cho Aladdin vào 2 thời điểm khác nhau trong chuỗi câu chuyện Nghìn lẻ một đêm. Họ biến những điều ước của Aladdin thành hiện thực và giúp anh chạm đến những bước ngoặt quan trọng trong đời.
Cũng như thần đèn, có đến 3 nhân vật phản diện khác nhau
Jafar không phải kẻ xấu xa duy nhất trong Aladdin và cây đèn thần. Trong bản gốc của Aladdin, có tận 3 nhân vật phản diện xuất hiện. Kẻ xấu đầu tiên là một tên phù thủy đến từ Châu Phi. Hắn ta giả vờ làm người chú mất tích đã lâu của Aladdin và lừa anh để chiếm đoạt cây đèn thần.
Kẻ xấu thứ 2 cũng lại là một tên phù thủy. Tên này còn lợi hại hơn tên đầu tiên và là anh trai của ông chú giả mạo kia. Người cuối cùng là con trai của tể tướng, hắn ta xuất hiện để ngăn chặn việc Aladdin tiếp cận công chúa.
Công chúa đã được hứa hôn cho người khác trước khi Aladdin gặp nàng
Sau khi tiết lộ gương mặt thật của công chúa Badr al-Budur trong truyện gốc (không phải Jasmine), Aladdin đã thuyết phục và theo đuổi cô bằng cách tặng cho cha cô những món quà xa xỉ. Đức vua đã nhận những món quà của Aladdin tuy nhiên lại đi hứa hôn cô cho con trai của tể tướng.
Aladdin đã dùng cây đèn thần của mình để... bắt cóc chú rể và nhốt hắn vào một nhà tù vừa tối vừa lạnh suốt 2 đêm liền. Đến khi hắn ta van xin để được thả ra và đồng ý sẽ hủy hôn, Aladdin mới chịu thả hắn.
Thật sự thì Aladdin có thể đề nghị thần đèn nhiều hơn 3 điều ước
Sau khi kết hôn cùng Badr al-Budur, Aladdin bắt đầu theo đuổi cô bằng cách sử dụng rất nhiều điều ước và bắt thần đèn phải giúp đỡ mình. Anh chàng đã dùng phép thuật để thôi miên cả công chúa lẫn đức vua, dùng vàng bạc, đá quý, cung điện tráng lệ, người hầu và những thứ xa hoa khác để khiến họ bị thu phục. Và sau khi hôn lễ được cử hành thành công, những điều ước đó vẫn tiếp tục được duy trì nên cuộc sống của Aladdin sau đó có thể nói là sống trong tiền vàng và nhung lụa đời đời kiếp kiếp.
Aladdin có... phần tiếp theo
Giống như bất kỳ bộ phim hay nào khác, câu chuyện về Aladdin cũng có phần 2. Sau khi Aladdin và Badr al-Budur giết được tên phù thủy độc ác, họ đã sống hạnh phúc bên nhau mãi mãi tại Trung Quốc cho đến khi tên anh trai độc ác với nhiều phép thuật cao siêu hơn của tên phù thủy nọ xuất hiện để trả thù. Đó cũng chính là phần tiếp theo của câu truyện cổ tích này.
Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon