Từ những ngày đầu tháng 5, cậu bé Bo đã luôn háo hức khi nhắc đến ngày Tết đặc biệt dành cho mình, ngày ngày lại đếm ngược rồi reo vang: "Sắp đến 1/6 rồi!". Làm sao lại không háo hức khi cậu sẽ được bố mẹ tặng quà - chú siêu nhân Iron Man mà cậu vốn thích mê, từng xem hết các phim có Iron Man không sót bộ nào.
Không chỉ được nhận quà, Bo còn được bố mẹ cho đi chơi công viên giải trí. Dù "nhát chết" nhưng Bo cực mê được đi nhà ma với bố. Khung cảnh cũng rùng rợn đấy, nhưng có bố đi cùng mà. Bao giờ sợ quá Bo sẽ nhảy phóc lên người bố để cùng chiến đấu với mấy con ma đáng sợ. Bo còn thích được bố mẹ tổ chức tiệc ăn bánh kem, hoa quả với các bạn ở trong khu chung cư. Cả lũ không phải đi học, được chạy nhảy, hát hò ầm ĩ, thấm mệt rồi thì đổ thùng đồ chơi xếp hình thi xem ai là kiến trúc sư tương lai hoặc lấy truyện ra đọc, vui ơi là vui.
Nhưng ngày 1/6 qua đi, điều gì đang chờ đợi cậu bé Bo trong ngày 2/6 và cả những ngày còn lại trong năm?
"Nhanh lên con, muộn rồi" chính là câu nói đầu tiên mà Bo luôn nghe được khi mẹ đánh thức. Bo ì èo chẳng chịu rời khỏi giường bởi cậu bé biết, ngay giây phút đặt chân xuống nền nhà, có một lịch trình dài đang chờ đợi cậu bé.
Bo sẽ đi đánh răng, rửa mặt, mặc quần áo đồng phục, lấy cặp sách, ra bàn ăn sáng để cùng bố đến trường. Những hôm vội quá, bữa sáng trên bàn ăn sẽ được … mang thẳng lên xe, khi Bo sẽ ăn trên đường đi học. Sau buổi học từ sáng đến chiều ở trường, Bo sẽ được bà nội đón, cho ăn tối rồi học thêm. Bo được bố mẹ cho học rất nhiều thứ nhé - lớp tiếng Anh với thầy David, lớp võ với thầy Minh, cả lớp piano với cô Mai nữa.
Còn anh Tiến và chị Linh, cặp vợ chồng trẻ cũng có một thời gian biểu kín kẽ chẳng kém gì Bo. Làm trưởng phòng ngân hàng mà, lúc nào lịch trình hằng ngày của anh Tiến cũng san sát những deadline với các đầu việc, từ hướng dẫn nhân viên mới của phòng; tư vấn chuyên môn các chi nhánh dưới đến đi họp cập nhật thông tư; báo cáo với cấp trên…
8 tiếng làm việc ở văn phòng để giải quyết hết tất cả công việc luôn là một thử thách của anh Tiến. Bên cạnh đó là những cuộc hẹn gặp đối tác ở bên ngoài, những chuyến công tác tỉnh, các chương trình văn hoá…
Với chị Linh, công việc kế toán hằng ngày có hai trạng tháng: bận và rất bận. Linh bận trong những ngày thường và rất bận vào cuối tháng với những buổi overtime đến tận 8-9h tối để quyết toán hết sổ sách, hoá đơn, chốt lương. Chị Linh, cũng như các đồng nghiệp khác - em Hạnh đang mang bầu hay anh Hùng có người thân đang ốm nằm viện, ai ai cũng có một gia đình cần chăm sóc nhưng công việc bên trong những tòa nhà cao tầng đều khiến họ khó có thể chu toàn hết tất cả mọi thứ.
Không ít lần, anh Tiến và Linh đều có chút băn khoăn vì quãng thời gian cả gia đình bên nhau không nhiều, nhưng lại tặc lưỡi: "Mình thực sự quá bận rộn để có thể dành nhiều thời gian với con hơn. Nhưng nhờ sự chăm chỉ của bố mẹ mà Bo mới được học trường tốt, được chăm sóc đầy đủ, và một cuộc sống chất lượng hơn so với bố mẹ ngày xưa rất nhiều".
Suy cho cùng, sự bận rộn với công việc của bố mẹ, anh Tiến, chị Linh hay biết bao gia đình trẻ ngoài kia cũng chỉ vì mong con có một cuộc sống đầy đủ, sung túc.
Có một câu chuyện, chẳng mới nhưng vẫn chưa bao giờ hết cũ, kể lại việc cậu bé hỏi một giờ làm việc của bố mình đáng giá bao nhiêu tiền. Sau một lúc nhẩm tính, cậu xin bố một ít tiền. Người bố nổi nóng vì cho rằng, con trai đang tính ngày công của mình để xin tiền ăn chơi, mua sắm. Nhưng hoá ra, cậu đang gom tiền để mua một giờ làm việc của bố, mong bố đi làm về sớm hơn 1 tiếng so với ngày thường để ăn tối cùng mình.
Nếu bạn nghỉ việc, công ty nhất định sẽ tìm được người thay thế. Nhưng sẽ chẳng có ai thay bạn làm bố mẹ của con mình chăm sóc con mình. Khi bạn mất đi, tiền bạc sẽ chẳng còn ý nghĩa gì nữa.
Rất nhiều ông bố bà mẹ, đang mải miết làm việc, kiếm tiền để mong cho con một cuộc sống tốt hơn. Nhưng tiền bạc thì bao nhiêu cũng không đủ, thứ mất đi lại chính là thời gian dành cho nhau, là những cơ hội được chứng kiến và chia sẻ sự trưởng thành của con cái. Thứ mà cậu bé Bo và không ít những đứa con thành thị cần chính là thời gian của những ông bố bà mẹ bận rộn.
Các gia đình trẻ vẫn thường "động viên" nhau: "Nuôi con chỉ bận cho đến lúc con 5 tuổi thôi, sau đó sẽ nhàn". Nhưng dường như, qua cái mốc ấy, bố mẹ cho rằng mình không còn cần phải dành nhiều thời gian cho con như xưa nữa. Và trẻ, cứ thế lớn lên mà không còn được bố mẹ quan tâm nhiều. Chúng học cách ăn cơm với cô giúp việc, tự giải trí với màn hình tivi, smartphone, học tập với rất nhiều lớp học thêm và chỉ gặp bố mẹ vào cuối ngày, khi con đã buồn ngủ, còn bố mẹ cũng thấm mệt.
Con càng lớn, bố mẹ càng dành ít thời gian cho con. Cũng bởi vậy, không ít ông bố bà mẹ khi kể về con mình, dẫu chẳng cố tình, chỉ nhớ về thuở bé thơ học ăn, học nói bi bô, lẫm chẫm tập đi. Ký ức như một đoạn băng nhiều màu sắc trong những tháng đầu đời, rồi bỗng chốc mờ nhoè, đứt đoạn trong suốt giai đoạn lớn lên của con cho đến ngày con trở thành một người lớn, kết hôn, có con. Hiếm ai có thể kể được chuyện lúc con mình dậy thì thế nào, hạnh phúc và vỡ vụn với mối tình đầu ra sao, vì chính bố mẹ đã bỏ lỡ giai đoạn này. Loáng một cái, những đứa trẻ lên cấp hai, cấp ba và một hàng rào đã được xây lên, ngăn cách giữa con và bố mẹ. Là vì con lớn lên và quá khác biệt hay bởi bố mẹ đã không quan tâm, chia sẻ với con, để rồi khoảng cách giữa con cái và bố mẹ ngày một lớn?
Còn với những đứa con, không ít người, lúc nhỏ xem bố mẹ mình là bạn thân nhất, cho đến những năm mười mấy tuổi, chúng tìm được bạn thân đích thực và bố mẹ chính-thức-bị-ra-rìa cho đến khi chúng trở thành người lớn, quay lại nhìn bố mẹ mình lúc đó đã già đi, mới thấm thía công lao bố mẹ. Ra đi rồi trở về - không ít người đã gọi tên tình cảm của mình dành cho bố mẹ với hành trình như vậy.
Điều con cái thực sự cần chính là 365 ngày được bố mẹ quan tâm với những yêu thương dịu nhẹ
Tất nhiên, câu chuyện khoảng cách giữa con cái và bố mẹ chỉ đơn thuần là khoảng cách thế hệ, vì chưa dành đủ thời gian để hiểu nhau. Chỉ có một chân lý mà các ông bố bà mẹ và những người con sẽ không bao giờ phủ nhận: Dù ở thời điểm nào, tình yêu thương bố mẹ dành cho con là vô điều kiện, dẫu cách thể hiện cũng có lúc chệch sóng chẳng thể hiện ra ngoài.
Và nếu mở những đoạn băng ký ức của cả bố mẹ lẫn con cái, dẫu có đoạn rực rỡ, có đoạn nhập nhèm đen trắng vì sự chưa hiểu nhau, thì chắc hẳn, đó đều là những giây phút tình cảm. Đó là hôm mẹ con hồ hởi đón bố đi công tác xa nhà đằng đẵng cả tháng, là bữa ăn mùa đông bên ngoài gió rét căm còn bên trong nhà mình ấm áp, là những đêm 30 Tết cả nhà cùng xem Táo quân đón giao thừa nghe pháo hoa nổ đì đùng, hay một ngày cuối tuần cả gia đình cùng ngồi xem album ảnh và rôm rả chuyện trò.
Điều mà những ông bố bà mẹ có thể mang lại cho con cái, không chỉ là một cuộc sống vật chất tốt nhất có thể, mà còn là một sự phát triển toàn diện hình thành từ những tương tác, yêu thương dịu nhẹ. Một bài viết có tên "Why the Role of a Parent Is So Important to a Child’s Development" (tạm dịch: Vì sao bố mẹ lại rất quan trọng với sự phát triển của trẻ) được trích từ nghiên cứu khoa học và đăng trên website Đại học North Carolina State chỉ ra: Bố mẹ là người ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất, tương tác xã hội, cảm xúc lẫn nhận thức của con mình. Cuộc sống ngày thường của con cái với bố mẹ chính là một trường học ngoài đời, nơi bố mẹ là tấm gương, là niềm cảm hứng, nuôi dưỡng về mặt tâm hồn, cảm xúc hay niềm tin cho con mình.
Như chính Abraham Lincoln, cựu Tổng thống Mỹ từng nói: "Những gì tôi có được ngày hôm nay hay mãi về sau, tất cả là nhờ người mẹ thiên thần của mình". Điều bà từng làm cho cậu con trai của mình, không phải là một cuộc sống đầy đủ mà là những lời động viên để Lincoln luôn tin vào bản thân: "Người ta có thể móc mỉa con, nói xấu con nhưng đừng bao giờ để điều đó khiến con sợ hãi, nghi hoặc bản thân". Lincoln luôn nghe theo những lời dạy của mẹ mình. Ông từng học dưới ánh đèn đường khi nhà nghèo tới mức không có đèn để học và cuối cùng, ông đã trở thành Tổng thống Mỹ. Cuộc sống khó khăn của gia đình Lincoln không làm ông lùi bước mà biến thành động lực để thực hiện những ước mơ lớn lao, với sự động viên, khích lệ và tình yêu thương dịu nhẹ từ mẹ.
Hay Bill Gates - người vẫn nổi danh cả thế giới bởi hai việc - tỷ phú giàu bậc nhất thế giới và làm từ thiện nhiều bậc nhất, hóa ra cũng được truyền cảm hứng từ chính mẹ mình. Mẹ ông từng viết một tấm thiệp: "Nếu chúng ta được nhận nhiều điều trong cuộc sống, hãy biết cho đi" và Bill vẫn luôn ghi lòng tạc dạ lời mẹ dạy bằng cách sử dụng phần lớn tài sản của mình để giúp đỡ người khác trong suốt cả quãng đời.
Bố mẹ chính là người dạy cho con mình về sự tử tế, trái tim yêu thương đồng loại; cũng là người dạy con cách chiến đấu mạnh mẽ, biết ước mơ, tin vào bản thân và không ngừng tiến lên phía trước. Cũng bởi vậy, bố mẹ, hãy bớt những lo toan về tiền bạc với mong muốn mang đến cho con một cuộc sống vật chất tốt (dẫu điều này rất chính đáng) để quan tâm, tương tác về mặt tình cảm với con nhiều hơn.
Đừng để con bạn ngóng trông ngày 1/6 chỉ vì đấy là ngày mình được bố mẹ dành trọn sự quan tâm rồi những ngày còn lại, bố mẹ cứ việc đi làm, con mải đi học. Cũng đừng để đoạn băng ký ức giữa bố mẹ và con chỉ rực rỡ ở những năm tháng đầu đời rồi đứt đoạn những năm con lớn lên vì sự xa cách. Điều con cái luôn cần, là trong hành trình trưởng thành luôn có bố mẹ đồng hành, chia sẻ cùng con với những quan tâm chân thành. Hãy để 365 ngày trong năm của con luôn hạnh phúc với ngập tràn những yêu thương dịu nhẹ ấy.
OMO Dịu Nhẹ Trên Da luôn đồng hành cùng bố mẹ trên chặng đường mang lại những yêu thương dịu nhẹ cho con trong mọi khoảnh khắc.
OMO Dịu nhẹ được kiểm nghiệm và chứng nhận bởi Viện Da liễu Trung Ương; không chứa Paraben, Chất tạo màu, Chất tẩy trắng; an toàn và sạch dịu nhẹ cho da nhạy cảm. Cùng với OMO Dịu Nhẹ Trên Da - những khoảnh khắc đầu đời của bé ngập tràn sự dịu dàng, êm ái như tình yêu thương của Mẹ.
Xem thêm tại đây.
Ad
Linh Yoo
Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon