Chi tiết cách làm và lưu ý khi dùng chườm lạnh để sơ cứu vết thương

Có đôi lúc trong cuộc sống bạn phải dùng đến biện pháp chườm lạnh. Chườm lạnh có thể giúp giảm viêm, chảy máu và bầm tím trong 48 giờ đầu sau khi chấn thương xảy ra. Về nguyên lý, nhiệt độ lạnh hạn chế lưu thông và làm cho mạch máu bị co lại, ngăn ngừa chảy máu thêm. Ngoài ra, nhiệt độ lạnh có tác dụng gây tê trên dây thần kinh, nên đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm sưng, viêm và hạn chế bầm tím.

Khi áp dụng biện pháp chườm lạnh, tốt nhất bạn chỉ nên chườm 20 phút rồi bỏ ra ít nhất 20 phút mới chườm lại.

Thay vì phải mua một gói lạnh từ cửa hàng thuốc, bạn có thể dễ dàng làm dụng cụ y tế này ở nhà bằng một số vật dụng sẵn có. Hơn nữa, bạn cũng có thể chườm lạnh theo nhiều phương pháp khác nhau theo hướng dẫn dưới đây.

Chi tiết cách làm và lưu ý khi dùng chườm lạnh để sơ cứu vết thương - Ảnh 1.

Lưu ý khi chườm lạnh:

- Không bao giờ chườm trực tiếp một gói nước đá trên da trần, vì nó có thể gây bỏng lạnh và làm hỏng da.

- Tránh chườm lạnh hơn 20 phút mỗi lần, vì nó có thể gây ra chứng tê cóng.

- Tránh chườm lạnh cho vết thương nghiêm trọng.

- Những người bị bệnh tiểu đường hoặc hội chứng Raynaud không nên chườm lạnh.

- Đối với những bệnh mãn tính như viêm khớp, kích ứng và cứng khớp liên tục, chườm lạnh không hiệu quả. Tốt nhất là nên chườm nóng.

1. Chườm lạnh bằng đá

Sử dụng khối đá là một trong những cách tốt và đơn giản nhất để làm chườm lạnh ở nhà. Bạn có thể chuẩn bị nó trong vòng chưa đầy 5 phút và sử dụng được ngay.

Chi tiết cách làm và lưu ý khi dùng chườm lạnh để sơ cứu vết thương - Ảnh 2.

2. Chườm lạnh bằng khăn

Nếu không có đá, bạn có thể sử dụng một chiếc khăn nhỏ để chườm lạnh. Ngoài ra, chườm bằng khăn ướt lạnh cũng thoải mái hơn cho các khu vực nhạy cảm, chẳng hạn như mắt.

Chi tiết cách làm và lưu ý khi dùng chườm lạnh để sơ cứu vết thương - Ảnh 3.

3. Chườm lạnh bằng thực phẩm đông lạnh

Thay vì dùng đá, bạn có thể sử dụng một túi thực phẩm đông lạnh để chườm cũng rất tốt. Dùng các gói thực phẩm đông lạnh là các loại rau, củ, hạt nhỏ như đậu Hà Lan hoặc ngô là tốt hơn cả vì nó áp sát được vào da bạn.

Chi tiết cách làm và lưu ý khi dùng chườm lạnh để sơ cứu vết thương - Ảnh 4.

4. Chườm lạnh bằng xi-rô hoặc xà phòng

Bạn có thể sử dụng xi-rô bắp hoặc xà phòng để làm một gói đá gel và dùng chườm lạnh. Tính chất dẻo và linh hoạt của một gói gel cho phép nó bám sát phần cơ thể bị ảnh hưởng. Điều này làm cho nó hiệu quả hơn trong việc giảm đau.

Chi tiết cách làm và lưu ý khi dùng chườm lạnh để sơ cứu vết thương - Ảnh 5.

5. Chườm lạnh bằng rượu

Đổ rượu vào với nước và cho vào tủ lạnh sẽ không làm cho nước cứng thành một khối đá. Điều này hữu ích khi bạn cần gói chườm lạnh vì nó sẽ dễ dàng áp vào các bộ phận khác nhau của cơ thể.

Chi tiết cách làm và lưu ý khi dùng chườm lạnh để sơ cứu vết thương - Ảnh 6.

Bạn cũng có thể thêm một số màu thực phẩm vào để tạo ra một gói gel đầy màu sắc.

6. Chườm lạnh với nước muối

Một gói chườm lạnh từ muối ăn bình thường rất hiệu quả vì nó giữ lạnh được lâu hơn. Thêm muối vào nước cũng sẽ giữ cho nước không bị đóng băng hoàn toàn, do đó, gói chườm dễ sử dụng hơn.

Chi tiết cách làm và lưu ý khi dùng chườm lạnh để sơ cứu vết thương - Ảnh 7.

7. Chườm lạnh bằng thìa lạnh

Một chiếc thìa lạnh cũng có tác dụng chườm lạnh tuyệt vời, đặc biệt là đối với đôi mắt của bạn, nhất là khi mắt bị mệt mỏi và sưng tấy.

Chi tiết cách làm và lưu ý khi dùng chườm lạnh để sơ cứu vết thương - Ảnh 8.

Làm điều này trong 10 phút cho mỗi mắt.

8. Chườm lạnh bằng tã

Mặc dù có thể nghe có vẻ lạ nhưng sử dụng những chiếc tã sạch cũng có thể chườm ấm rất tốt. Ngoài ra, hình dạng của tã làm cho nó linh hoạt và dễ sử dụng hơn trên các bộ phận khác nhau của cơ thể.

Chi tiết cách làm và lưu ý khi dùng chườm lạnh để sơ cứu vết thương - Ảnh 9.

9. Chườm lạnh bằng bọt biển

Bạn cũng có thể làm một gói nước đá ở nhà với một miếng bọt biển sạch. Miêng bọt biển rất mềm mại, linh hoạt nên sẽ là một gói chườm hoàn hảo.

Chi tiết cách làm và lưu ý khi dùng chườm lạnh để sơ cứu vết thương - Ảnh 10.

10. Chườm lạnh bằng gạo

Gạo giữ nhiệt độ lạnh rất tốt nên hoàn toàn có thể sử dụng để tạo thành gói chườm lạnh khi cần thiết.

Chi tiết cách làm và lưu ý khi dùng chườm lạnh để sơ cứu vết thương - Ảnh 11.

Một số trường hợp có thể chườm lạnh

Giảm sưng: Trong 48 giờ đầu sau khi bị thương tích nghiêm trọng gây ra sưng ở vùng bị ảnh hưởng, bạn phải áp dụng một nén lạnh để giảm thiểu sưng.

Chuột rút cơ: Khi bị chuột rút cơ, đầu tiên cần chườm nóng. Sau đó, sử dụng chườm lạnh trên cơ bắp đau để giảm đau. Nó cũng sẽ giúp các cơ bị ảnh hưởng được thư giãn.

Côn trùng cắn: Khi bị côn trùng cắn, áp dụng một nén lạnh trên vùng bị ảnh hưởng để ngưng ngứa và giảm sưng.

Mụn nhọt: Nhiệt độ lạnh làm cho các mạch máu bên dưới da co lại, chườm lạnh có hiệu quả để giảm thiểu sự xuất hiện của mụn trứng cá và mụn đỏ.

Đau răng: Đau ở hàm do một số vấn đề về răng miệng có thể giảm đi sau khi chườm lạnh do nhiệt độ lạnh làm tê cóng các dây thần kinh.

Phát ban: Ngứa và cảm giác rát liên quan đến phát ban da có thể được điều trị bằng chườm lạnh. Ngoài ra, nó sẽ ngăn ngừa phát ban phát triển thành nhiễm trùng.

Thư giãn mắt: Chườm lạnh cũng có hiệu quả trong việc làm giảm nhẹ sự căng thẳng ở mắt. Tất cả bạn cần làm là nhắm mắt lại và đặt một gói chườm lạnh lên đó trong một phút.

Theo Top10Health

Previous
Next Post »
Thanks for your comment