Bà mẹ đã cứu sống thai nhi ở tuần thứ 33 nhờ một ứng dụng trên điện thoại

Khi mẹ bầu Emily Eekhoff ở bang Iowa, Mỹ, đang mang bầu ở tuần thứ 33, cô chợt nhận ra cô con gái chưa chào đời của mình không còn chuyển động nhiều như trước. Thay vì đạp 10 lần trong khoảng chưa đầy 10 phút như mọi ngày, con gái Emily chỉ đạp 3 lần trong 1 tiếng đồng hồ. Emily biết được điều này nhờ việc sử dụng ứng dụng Count the Kicks, một loại phần mềm giúp đo lường chuyển động của thai nhi. Vì thế, Emily quyết định đến một bệnh viện địa phương – Trung tâm Y tế Mercy ở Des Moines để tiến hành kiểm tra sức khỏe của cô con gái chưa chào đời.

Bà mẹ đã cứu sống thai nhi ở tuần thứ 33 nhờ một ứng dụng trên điện thoại - Ảnh 1.

Bà mẹ trẻ Emily Eekhoff phát hiện ra sự bất thường trong chuyển động của cô con gái chưa chào đời nhờ ứng dụng Count the Kicks.

Các bác sỹ phát hiện ra rằng dây rốn đã cuốn quanh cổ thai nhi ba vòng. Bệnh viện quyết định thực hiện một ca sinh mổ cấp cứu cho Emily. Khi bé Ruby chào đời, cô bé được điều trị tích cực trong lồng ấp 20 ngày, và cuối cùng đã được đưa về nhà trong tình trạng sức khỏe ổn định.

Bà mẹ đã cứu sống thai nhi ở tuần thứ 33 nhờ một ứng dụng trên điện thoại - Ảnh 2.

Ruby chào đời sớm khoảng 7 tuần.

Bà mẹ đã cứu sống thai nhi ở tuần thứ 33 nhờ một ứng dụng trên điện thoại - Ảnh 3.

Sau 20 ngày điều trị trong lồng ấp, Ruby đã được đưa về nhà.

Nhìn lại sự việc, Emily tin rằng việc cô sử dụng ứng dụng Count the Kicks đã cứu mạng con mình.  

Ứng dụng "Count the Kicks"

Count the Kicks là một ứng dụng phi lợi nhuận được thiết lập ở bang Iowa, Mỹ, nhằm mục đích khuyến khích phụ nữ mang thai thường xuyên đo lường các chuyển động của thai nhi bằng việc ghi lại các chuyển động đó tại một thời điểm nhất định mỗi ngày. Ở Anh cũng có một ứng dụng tương tự có tên Kicks Count.

Các thông tin quan trọng về chuyển động của thai nhi

Năm ngoái, quỹ từ thiện Kicks Count của Anh đã phát động một chiến dịch có tên Count the Kicks. Chiến dịch này đã đề cập đến 10 thông tin cơ bản về chuyển động của thai nhi mà mọi mẹ bầu nên biết:

1. Nếu mẹ bầu không cảm nhận được chuyển động của thai nhi ở khoảng tuần thai thứ 24, liên hệ ngay với hộ sinh để được kiểm tra, lý tưởng nhất là bằng siêu âm.
2. Chuyển động của thai nhi sẽ mạnh dần lên đến tuần thai thứ 32 và duy trì ở mức đó đến khi chào đời.
3. Thông tin cho rằng chuyển động của thai nhi giảm dần đến cuối thai kỳ là không chính xác.
4. Nhiều người cho rằng mẹ bầu nên đếm đến 10 khi đếm chuyển động của thai nhi. Quan niệm này là không chính xác: tần suất chuyển động khác nhau giữa các bà mẹ và giữa các thai nhi, có thể từ 4 lần đến 100 lần mỗi giờ.
5. Thay vào đó, khi đếm chuyển động, mẹ bầu nên đo lường chuyển động của thai nhi theo từng đợt chứ không nên đếm từng chuyển động riêng biệt. Thai nhi có thể đạp 20 lần trong một đợt chuyển động. Mẹ bầu không cần biết chính xác thai nhi chuyển động bao nhiêu lần mà chỉ cần quan tâm đến số lượng tổng thể.
6. Thai nhi thường ngủ trong khoảng từ 20-40 phút (không lâu hơn 60 phút) và sẽ không chuyển động trong thời gian này.
7. Để khuyến khích thai nhi chuyển động, mẹ bầu nên cố gắng nằm nghiêng bên trái, uống nước lạnh hay cố gắng tự ngồi xuống.
8. Không được tiêu hóa lượng quá lớn đồ ăn hay thức uống để khuyến khích thai nhi đạp, vì việc này sẽ khiến mẹ bầu mắc chứng khó tiêu hoặc bụng sôi, gây nhầm lẫn là chuyển động của thai nhi.
9. Những loại thuốc nhất định như thuốc giảm đau liều cao có thể thâm nhập vào vòng tuần hoàn của thai nhi khiến thai nhi chuyển động chậm lại. Đồ uống có cồn và thuốc lá cũng có thể ảnh hưởng đến chuyển động của thai nhi. 
10. Cẩn thận khi sử dụng máy siêu âm cầm tay – việc mẹ bầu nghe thấy nhịp tim của thai nhi không có nghĩa là thai nhi vẫn ổn, vì vậy nếu lo lắng về chyển động của thai nhi, mẹ bầu cần được kiểm tra bởi chuyên gia y tế được đào tạo bài bản.
Khi nào mẹ bầu cần sự hỗ trợ của hộ sinh?

Mẹ bầu nên gọi ngay cho hộ sinh để được trợ giúp nếu gặp phải các dấu hiệu sau: Cách chuyển động bình thường của thai nhi bất chợt thay đổi; ngứa ngay cả khi có hoặc không có nốt đỏ; sốt; lên cơn đau (kể cả đau đầu); thị lực bị suy giảm; bàn tay hoặc bàn chân bị phù nề; mất nước hoặc chảy máu; đau khi đi tiểu; cảm giác khó chịu.

Nguồn: Netmums, Abcnews

Previous
Next Post »
Thanks for your comment