Chị Bích Nguyệt (49 tuổi, ngoài cùng bên phải) từng có một cuộc sống hạnh phúc bên chồng và đứa con trai đầu lòng Lê Ngọc Quý. Ngày còn ở Nha Trang, chị làm nghề cắt tóc, chồng đi biển, thu nhập của cả hai cũng đủ để vun vén hạnh phúc cho gia đình nhỏ của mình.
Khi con trai lớn được 2 tuổi, chị hạ sinh thêm một bé trai và đặt tên con là Lê Thành Đạt.
Đến nay Quý đã được 12 tuổi, còn Đạt 10 tuổi. Thế nhưng bất hạnh đã gieo xuống cho vợ chồng chị Nguyệt khi phát hiện Quý bị bại não, suy hô hấp, tay chân càng lớn càng teo tóp...
Còn Đạt cũng bị khuyết tật ở chân, không thể đi lại bình thường mà phải dựa vào chiếc xe đẩy của một nhà hảo tâm dành tặng. "Chiếc xe này giờ đã quá nhỏ so với chiều cao của nó, tôi đang dành tiền mua cho con chiếc xe khác để nó không bị gù lưng khi di chuyển", chị Nguyệt nói.
Nỗi đau buồn vì hai đứa con khuyết tật còn chưa nguôi thì năm Đạt vừa tròn 3 tuổi, chồng chị Nguyệt đã qua đời sau khi té ngã ở phòng tắm. Cuộc sống "thiếu trước hụt sau" nên chị đành phải bồng bế 2 đứa con trai lên Sài Gòn thuê trọ rồi bán vé số mưu sinh.
9 giờ sáng, hai anh em thức dậy rồi cùng mẹ ra gần chùa bà Châu Đốc 2, bày vé số ra bán.
Vì lanh lợi hoạt bát hơn nên Đạt đảm nhận vai trò là người "rao" chính...
Còn anh hai chỉ việc nằm đó. Đạt nói: "Anh không nói được, không đi được, nhưng đi bán phải có anh nằm cạnh bên thì mới vui".
Chị Nguyệt cho biết dù bại não nhưng Quý vẫn hiểu được những gì chị nói, vẫn ý thức được mọi thứ xung quanh mình, biết vui khi em trai trêu đùa và khóc khi bị ăn hiếp. Cách đây 2 tuần, chị đã phải ôm 2 con về lại Nha Trang để làm lại giấy tờ vì bị giật mất ví tiền.
Cũng trong đợt về này, Quý phát bệnh nặng, phải thở máy và nhập viện điều trị dài ngày. Chị nói: "Bệnh của Quý, bác sĩ nói không có cách gì chữa được, giờ sống với con được năm nào thì tốt năm đó mà thôi, chẳng mong gì hơn..."
"Một ngày tụi con phải bán được 100 tờ vé số, con đi bán cho mẹ ở nhà dọn dẹp nấu cơm, khi nào mẹ nấu xong, tụi con vô ăn. Vé số còn dư thì chiều mẹ ra bán tiếp", Đạt kể chuyện bằng giọng trong trẻo, hí hửng và ngây ngô của mình.
Sau khi bán hết vé số, Đạt tự đi một mình về nhà bằng chiếc xe đẩy, còn Quý được mẹ ẵm vào.
Có nhiều người buôn bán và người dân ngỏ ý muốn dìu Đạt khi thấy cậu nhóc đi lại khó khăn, hoặc chỉ đơn giản là giúp em mang lại chiếc giày bị tuột khỏi chân nhưng Đạt vẫn luôn từ chối: "Để con tự làm!"
Đoạn đường từ cổng chùa Bà đến nhà trọ không quá xa nhưng Đạt vẫn khá vất vả để di chuyển.
Trước khi ăn cơm, em được mẹ rửa tay và mặt sạch sẽ.
Bữa ăn giản dị của gia đình. Dù sống trong cảnh nghèo khó nhưng chị Nguyệt vẫn rất chăm chút cho bữa ăn của các con. Cứ ra chợ thấy bánh trái gì ngon, chị không tiếc tiền mà mua về. Bữa ăn lúc nào cũng có cơm canh thịt thà đầy đủ chất.
Đến chiều tối, ba mẹ con lại chở nhau ra khu vực chợ Bến Thành để bán keo và vé số đến tối mịt mới về.
Khi mệt, họ dừng chân nghỉ ngơi ở góc hiên một cửa hàng đã đóng cửa trên đường Trần Hưng Đạo. "Hôm nào bán xong sớm thì chúng tôi về nhà tầm 11h khuya, hôm nào mưa gió thì cũng phải 2,3 giờ sáng. Một ngày tôi ngủ có 2 tiếng thôi, vì thằng Quý hay giật mình gọi mẹ nửa đêm, nên tôi cũng không dám ngủ say...", chị kể.
Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon