Tình trạng da nổi “mạng nhện” sẽ không còn tồi tệ nếu như bạn nghe theo những lời khuyên sau của bác sĩ da liễu

Làn da nổi những gân máu li ti, trông như mạng nhện trên da là tình trạng chung của khá nhiều chị em, nhất là những nàng sở hữu làn da trắng, mỏng và nhạy cảm. Dù không ảnh hưởng gì đến sức khỏe nhưng quả thực, những đường gân li ti, mang màu đỏ, xanh, tím ấy cũng khiến làn da của các nàng kém đi vài phần mịn đẹp. Tuy nhiên, nỗi niềm dai dẳng này không hẳn là hết cách giải quyết; nếu bạn chọn đúng phương pháp thì không những loại bỏ được những gân máu li ti trên gương mặt mà còn ngăn được sự xuất hiện của chúng trong tương lai.

Da nổi gân máu li ti là nỗi niềm “dai dẳng” của nhiều chị em, nhưng không hẳn đã hết cách giải quyết chúng - Ảnh 1.

Tình trạng gân máu nỗi li ti là nỗi niềm của khá nhiều chị em.

1. Vì sao lại có sự hình thành của các gân máu nổi li ti?

Những đường gân máu ấy chính là hiện thân của tình trạng giãn nở hoặc vỡ mao mạch. Điều này xảy ra là do những chấn thương của làn da; chẳng hạn như nặn mụn quá mạnh tay, làn da bị mài mòn do chăm sóc sai cách...

Nguyên nhân tiếp theo có thể là do những hoạt động thường ngày như: tắm nước quá nóng, tiếp xúc với không khí quá lạnh, ăn cay, tập thể dục hay dùng đồ uống có cồn… Và nếu hiện tượng vỡ mạch máu diễn ra thường xuyên thì khả năng cao, các gân máu sẽ xuất hiện vĩnh viễn trên da bạn; bởi theo bà Renée Rouleau - chuyên gia da liễu tại Texas, Mỹ: "Thành mao mạch có tính đàn hồi cao và mạch máu có thể mất đi khả năng co lại nếu nó thường xuyên giãn nở, thậm chí chúng sẽ giữ nguyên ở trạng thái ấy". Ngoài ra, các yếu tố như di truyền, tuổi tác hay cấu trúc da quá mỏng và nhạy cảm cũng khiến những gân máu li ti nổi vĩnh viễn trên da của bạn.

Da nổi gân máu li ti là nỗi niềm “dai dẳng” của nhiều chị em, nhưng không hẳn đã hết cách giải quyết chúng - Ảnh 2.

2. Liệu bạn có thể tự điều trị tại nhà?

Không may là bạn chỉ có thể làm mờ phần nào những gân máu nổi li ti trên khuôn mặt bằng một số phương pháp như dùng tinh dầu hay kem bôi. Theo bác sĩ da liễu Arash Akhavan tại thành phố New York: "Nhiều sản phẩm chăm sóc da (không cần kê đơn) có chứa những thành phần chống kích ứng, ví như tinh dầu tầm xuân có thể giảm tình trạng ửng đỏ". Bạn cũng có thể layer thêm tinh dầu hạt lựu - thành phần tự nhiên giúp kháng viêm và kích ứng. Dù vậy, bạn vẫn nên biết rằng chúng sẽ không thể mang đến sự khác biệt ngoạn mục.

"Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu về "rhofade"- một loại kem giúp làm co mạch máu, và như vậy sẽ hạn chế được những vệt đỏ xuất hiện trên da", theo bác sĩ da liễu Arash Akhavan. Tuy nhiên, tất cả chỉ là những giải pháp tạm thời giúp làm giảm những vệt ửng đỏ, và chúng cần được thoa hằng ngày, trong thời gian khá dài thì mới hy vọng được về một kết quả khả quan.

Da nổi gân máu li ti là nỗi niềm “dai dẳng” của nhiều chị em, nhưng không hẳn đã hết cách giải quyết chúng - Ảnh 3.

3. Cách duy nhất để xử lý những gân máu nổi li ti là nhờ cậy đến công nghệ laser

Nếu muốn xử lý hiệu quả những mao mạch li ti trên da, bạn sẽ cần đến công nghệ laser. Theo bác sĩ Arash Akhavan: "Phẫu thuật laser cho những vấn đề về mạch máu (cụ thể là tình trạng vỡ mao mạch) sẽ hoạt động theo cơ chế đốt nóng đột ngột để những gân máu li ti trên da sẽ mờ đi sau liệu trình điều trị từ 4 – 6 tuần". Nghe thì có vẻ đau đớn nhưng cách điều trị này rất nhanh, chỉ diễn ra trong khoảng vài phút và bạn sẽ thấy cảm giác như bị kiến cắn trên da một chút thôi. Giá cả cho một lần điều trị sẽ rơi vào khoảng 3 triệu 500 ngàn cho đến 9 triệu đồng.

Da nổi gân máu li ti là nỗi niềm “dai dẳng” của nhiều chị em, nhưng không hẳn đã hết cách giải quyết chúng - Ảnh 4.

Làn da trước và sau khi điều trị bằng laser.

4. Chăm sóc sau khi điều trị bằng laser

Sau khi xóa bỏ gân máu trên da bằng tia laser, bạn sẽ phải chăm sóc làn da vô cùng kỹ lưỡng. Trước hết, hãy chống nắng thật cẩn thận cho làn da bởi thành mao mạch sẽ rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Tiếp theo, bạn chỉ nên tẩy da chết bằng những sản phẩm dịu nhẹ và nhất định chúng phải là sản phẩm tẩy da chết hóa học. Cuối cùng, đừng tắm hay rửa mặt bằng nước quá nóng bởi nó sẽ gây kích ứng, không hề tốt chút nào với làn da vừa mới được điều trị bằng tia laser.

Nguồn: Marie Claire

Previous
Next Post »
Thanks for your comment