Nếu bạn muốn phòng chữa bệnh thường gặp vào mùa đông: Chuyên gia Đông y chỉ cho bạn vị thuốc quý, dễ áp dụng

Bạc hà – vị thuốc quý trong Đông y cần trang bị ngay vào mùa đông này

Khi thảo luận về các loại thực phẩm lành mạnh nhất trên thế giới, trái cây và rau thường cao nhất trong danh sách vì khả năng chống oxy hóa cao, dồi dào vitamin, khoáng chất và nhiều loại chất dinh dưỡng đem lại vô số lợi ích về sức khỏe.

Thật không may, các loại thảo mộc tươi thường bị bỏ qua khi nói về những gì cần thiết để tạo ra một chế độ ăn uống lành mạnh. Trong khi đó, các loại thảo mộc cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và đem lại nhiều lợi ích sức khỏe.

Bạc hà - Vị thuốc quý không thể không bổ sung vào mùa lạnh nếu bạn muốn phòng chữa bệnh thường gặp vào mùa đông - Ảnh 1.

Trong số các loại thảo mộc, bạc hà là một trong những loại thảo mộc có khả năng chống oxy hóa cao nhất.

Trong số các loại thảo mộc, bạc hà là một trong những loại thảo mộc có khả năng chống oxy hóa cao nhất. Học cách sử dụng các loại thảo mộc tươi và gia vị như bạc hà để thêm hương vị khi nấu cũng có thể giúp giảm lượng muối nạp vào cơ thể.

Không chỉ là gia vị, bạc hà còn được sử dụng như một vị thuốc quý. Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, bạc hà có vị cay, tính mát, không độc, chữa trị cảm mạo, tán phong nhiệt, chữa sốt, nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, không ra mồ hôi, chữa nôn mửa không tiêu. Có tác dụng kích thích tiêu hóa, chữa kém ăn, không ra mồ hôi.

Bạc hà - Vị thuốc quý không thể không bổ sung vào mùa lạnh nếu bạn muốn phòng chữa bệnh thường gặp vào mùa đông - Ảnh 2.

Không chỉ là gia vị, bạc hà còn được sử dụng như một vị thuốc quý.

Theo y học hiện đại, bạc hà có rất nhiều công dụng sức khỏe. Thành phần của cây bạc hà gồm Menthone, Menthol, Camphene, Menthyl Acetate, Isomenthone, Limonene, Menthenone, Pinene, Rosmarinic acid, Ethyl – n – Amylketone, d-Neomenthol, Piperitone, Pulegone, Piperitenone. Tinh dầu là hoạt chất chủ yếu trong Bạc hà có tỷ lệ trung bình từ 0,5-1% nhiều lúc lên đến 1,3-1,5%. Dầu bạc hà thường được sử dụng trong kem đánh răng, kẹo cao su và các sản phẩm làm đẹp trong khi lá được sử dụng để làm trà và thực phẩm ở dạng tươi hoặc khô.

Theo Medical News Today, bạc hà có khả năng điều trị dị ứng do chứa chất chống oxy hóa và thuốc chống viêm có tên là axit rosmarinic - được nghiên cứu có khả năng làm giảm các triệu chứng dị ứng theo mùa. Bạc hà chứa mentol, được coi là thuốc giảm đau có hương vị vô cùng dễ chịu giúp long đờm, giảm sổ mũi. Menthol cũng có tác dụng làm mát và có thể giúp giảm đau họng, đặc biệt khi kết hợp với trà. Chưa hết, loại thảo mộc này còn có khả năng phòng chữa hội chứng ruột kích thích, giảm đau, chữa viêm loét dạ dày, tăng cường sức khỏe răng miệng…

Bạc hà - Vị thuốc quý không thể không bổ sung vào mùa lạnh nếu bạn muốn phòng chữa bệnh thường gặp vào mùa đông - Ảnh 3.

Bạc hà chứa mentol, được coi là thuốc giảm đau có hương vị vô cùng dễ chịu giúp long đờm, giảm sổ mũi.

Những bài thuốc chữa bệnh từ bạc hà nên trang bị vào mùa đông

Theo lương y Bùi Hồng Minh, vào mùa lạnh, những chứng bệnh như cảm lạnh, cảm cúm được coi là bệnh thường gặp nhất và bạc hà hoàn toàn có thể loại bỏ cũng như phòng tránh những căn bệnh này. Như trên đã đề cập, bạc hà có đặc tính giúp long đờm, chữa sổ mũi, giảm đau họng cực tốt. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng bạc hà để tạo thành những bài thuốc chữa bệnh thường gặp vào mùa đông mà không bị lạm dụng kháng sinh theo những cách sau:

- Chữa cảm sốt: Nếu bạn bị cảm sốt với các dấu hiệu đặc trưng như gai rét, nhức đầu thì có thể dùng bạc hà 10-15g, sắn dây 10-15g, đổ 1/3 lít nước vào đậy nắp, đun sôi, sau đó bắc xuống rót uống. Sau đó sắc tiếp và uống 1-2 lần nữa.

Bạc hà - Vị thuốc quý không thể không bổ sung vào mùa lạnh nếu bạn muốn phòng chữa bệnh thường gặp vào mùa đông - Ảnh 4.

Bạc hà có đặc tính giúp long đờm, chữa sổ mũi, giảm đau họng cực tốt.

- Giải cảm, sốt nóng không có mồ hôi: Sử dụng 8-15 giọt tinh dầu bạc hà hòa với nước nóng và uống để chữa những chứng bệnh này.

- Cảm cúm có sốt nóng, rét, đau đầu, sổ mũi, đau nhức chân tay: Bạc hà khô 5g, cúc hoa vàng khô 10g, kinh giới khô 5g, kim ngân khô 15g đem sắc thuốc rồi chia 2 lần uống trong ngày trước khi ăn.

- Trị phong nhiệt, hóa đờm: Bạc hà khô đem tán bột, trộn mật ong, viên thành viên cỡ hạt súng, mỗi ngày ngậm một viên.

- Tăng cường miễn dịch, trị nhức đầu, ho, cảm mạo: Lá bà hà 6g, hành hoa 6g, kinh giới 6g, phòng phong 5g, bạch chỉ 4g hãm 20 phút với nước sôi, uống lúc nóng.

Lưu ý: Mặc dù bạc hà rất tốt cho sức khỏe nhưng không nên sử dụng với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, bệnh nhân cao huyết áp. Ngoài ra, với những người bị dị ứng khi sử dụng, mắc bệnh mãn tính… cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ Đông y trước khi sử dụng loại thảo mộc này làm thuốc chữa bệnh.

Bạc hà - Vị thuốc quý không thể không bổ sung vào mùa lạnh nếu bạn muốn phòng chữa bệnh thường gặp vào mùa đông - Ảnh 5.

Mặc dù bạc hà rất tốt cho sức khỏe nhưng không nên sử dụng với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, bệnh nhân cao huyết áp.

Với thành phần chính là bạc hà, thuốc xịt mũi Coldi B có khả năng chữa sổ mũi, viêm xoang, cảm cúm, ngạt mũi… hoàn toàn mà không phải đụng đến một viên thuốc kháng sinh nào. Đặc biệt, thuốc xịt mũi Coldi B có thể sử dụng vô cùng hiệu quả ngay khi bắt đầu có các triệu chứng của cảm cúm, cảm lạnh. Mặc dù vậy, với các trường hợp sổ mũi kéo dài, viêm xoang mãn tính… bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng đúng theo phác đồ điều trị, từ đó giúp đạt kết quả điều trị tốt nhất.

Previous
Next Post »
Thanks for your comment