Đi chợ mà mua những rau củ kiểu này thì chỉ có rước họa về nhà, rước bệnh vào người

Thực phẩm không đơn giản là thứ chúng ta ăn hàng ngày nhằm duy trì năng lượng hoạt động. Cùng với sự phát triển của cuộc sống hiện đại, nhu cầu của con người về thức ăn, đồ uống ngày càng cao hơn, không chỉ dừng lại ở mức ăn để khỏe, ăn để ngon mà còn là ăn để phòng chữa bệnh. Do đó, việc lựa chọn thực phẩm là yếu tố tiên quyết hàng đầu.

Mặc dù ý thức rõ được những điều này nhưng rất nhiều mẹ nội trợ vẫn mắc phải những sai lầm đáng tiếc khi chọn mua thực phẩm để nấu nướng cho cả gia đình. Trong đó, một số sai lầm khi chọn mua rau củ này sẽ khiến bạn rước họa về cho cả nhà, rước bệnh vào người:

Đi chợ mà mua những rau củ kiểu này thì chỉ có rước họa về nhà, rước bệnh vào người - Ảnh 1.

Một số sai lầm khi chọn mua rau củ sẽ khiến bạn rước họa về cho cả nhà, rước bệnh vào người.

Mua gừng dập hoặc để lâu

Gừng là một loại gia vị không chỉ giúp nhiều món ăn thêm thơm ngon, hấp dẫn hơn mà còn giúp phòng chữa nhiều bệnh thường gặp, nhất là vào mùa đông. Theo lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, gừng tươi có vị cay, tính ấm, thơm, có thể chữa cảm mạo, phong hàn, ngạt mũi, nhức đầu, đau đầu, nôn mửa, kích thích tiêu hóa, đầy bụng, trướng bụng, giải độc từ cua cá, chim thú nếu có độc, các loại thịt (trừ thịt lợn vì gừng kỵ thịt lợn) khi ăn vào cơ thể.

Đi chợ mà mua những rau củ kiểu này thì chỉ có rước họa về nhà, rước bệnh vào người - Ảnh 2.

Khi chế biến, những loại gừng này sẽ sản sinh ra lưu huỳnh, gây hoại tử tế bào gan, lâu dần có thể dẫn đến ung thư gan, ung thư thực quản.

Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi bạn lựa chọn mua được những nhánh gừng tươi ngon, không bị dập nát. Khi bị dập nát hoặc bị hỏng, để đến héo, bên trong củ gừng sẽ sản sinh một chất độc hại có tên gọi là shikimol. Đặc biệt gừng để lâu, mọc mầm mặc dù vẫn còn vị cay nhưng cũng nguy hiểm nếu dùng. Khi chế biến, những loại gừng này sẽ sản sinh ra lưu huỳnh, gây hoại tử tế bào gan, lâu dần có thể dẫn đến ung thư gan, ung thư thực quản. Đây là một trong những thói quen sai lầm khi chọn mua rau củ mà nhiều người vẫn thường không biết hoặc chủ quan bỏ qua.

Giải pháp: Vứt bỏ gừng để quá 3 tháng trong bếp nhà bạn. Khi mua gừng nhớ chọn những nhánh gừng còn tươi, không mua gừng dập nát hoặc đã héo khô.

Khoai tây mọc mầm

Đi chợ mà mua những rau củ kiểu này thì chỉ có rước họa về nhà, rước bệnh vào người - Ảnh 3.

Nhiều người cho rằng mua khoai tây đã mọc mầm chỉ cần cắt bỏ phần mầm đi là không có vấn đề gì về sức khỏe.

Nhiều người cho rằng mua khoai tây đã mọc mầm chỉ cần cắt bỏ phần mầm đi là không có vấn đề gì về sức khỏe vì ăn khoai tây vẫn bình thường thực sự rất sai lầm. Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), trong mầm khoai tây có chứa một loại glyco-alkaloid đắng và độc.

Chất độc này sẽ tập trung ở phần chân mầm, ở lớp vỏ xanh phía ngoài làm cho khoai tây bị đắng và độc tới mức không dùng được. Hàm lượng solanine trong mầm (1,34gr/kg) cao hơn nhiều trong ruột khoai tây (0,04-0,07gr/kg) hoặc trong vỏ (0,03-0,05gr/kg ).

Đi chợ mà mua những rau củ kiểu này thì chỉ có rước họa về nhà, rước bệnh vào người - Ảnh 4.

Khoai tây cũng cần được gọt bỏ sạch phần xanh để tránh nguy hại sức khỏe.

Khi cơ thể tiếp nhận lượng chất này sẽ gây tác động mạnh tới niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Khi bị trúng độc do ăn khoai tây mọc mầm, bạn có thể gặp phải các triệu chứng như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy… Đối với trường hợp nặng hơn có thể bị co giật, hôn mê, suy hô hấp… Nguy hiểm là vậy nhưng nhiều bà nội trợ lại thường thiếu cẩn trọng khi chọn khoai tây. Đây cũng là sai lầm khi chọn mua rau củ rất phổ biến mà nhiều người vô tình bỏ qua.

Giải pháp: Khi chọn mua khoai tây cần chọn những củ khi cầm lên thấy nặng, chắc, lành lặn, vỏ nhẵn trơn, có màu vàng. Không chọn mua khoai tây kém tươi hoặc mọc mầm xanh. Khi gọt khoai tây cần khoét bỏ phôi mầm và chỗ vỏ xanh và xắt ngâm 1h trong nước lã. Khi chế biến cần ninh kỹ, nấu nhừ trư để loại bỏ hoàn toàn chất độc trong khoai tây.

Bí đỏ để lâu

Bí đỏ là một trong những loại rau củ quả có thể để qua nhiều ngày và sử dụng bình thường. Tuy nhiên, nhiều bà nội trợ lại không biết rằng ăn bí đỏ để quá lâu không hề có lợi chút nào cho sức khỏe. Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, bí đỏ là thực phẩm có thể ăn thường xuyên. Tuy nhiên, ăn bí đỏ đã già, để quá lâu dễ lên men. Bí đỏ là thực phẩm chứa hàm lượng đường cao, khi lưu trữ trong thời gian dài khiến môi trường bên trong bí đỏ xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí – lên men, biến chất. Lúc này, ăn bí đỏ không còn có giá trị dinh dưỡng vốn có, đồng thời có thể gây nguy hiểm sức khỏe.

Đi chợ mà mua những rau củ kiểu này thì chỉ có rước họa về nhà, rước bệnh vào người - Ảnh 5.

Bí đỏ là một trong những loại rau củ quả có thể để qua nhiều ngày và sử dụng bình thường.

Giải pháp: Hãy chọn những quả bí đỏ nặng, chắc tay và có vỏ trơn nhẵn. Tránh mua những quả có các nốt, vết trên vỏ. Khi ăn chưa hết, bạn có thể sử dụng cho bữa sau nhưng không nên để lâu quá 1 ngày hay bọc túi ni lông, cất trong tủ lạnh. Bạn chỉ cần để nơi thoáng mát, khô ráo.

Previous
Next Post »
Thanks for your comment