Bạn thường xuyên thiếu ngủ, khao khát có được những đêm thẳng giấc vì con hay thức giấc, khóc quấy và không tự ngủ lại được nếu không có bố mẹ dỗ? Vậy thì hãy thử ngay phương pháp rèn con tự ngủ này nhé!
Phương pháp này được gọi là tự ngủ hay tự vỗ về, có hiệu quả bất ngờ giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ cho bé và dễ ngủ hơn.
Áp lực lớn nhất với bố mẹ khi rèn con tự ngủ là tiếng khóc của trẻ (Ảnh minh họa).
Tự ru ngủ có nghĩa là khi bé cảm thấy buồn ngủ, bé có thể tự đi ngủ mà không cần có bố mẹ. Điều đó cũng có nghĩa là bố mẹ không cần phải dỗ dành, vỗ về, nựng hay hát ru để cho con ngủ nữa. Bố mẹ sẽ tập cho con tự ru và vỗ về mình ngủ. Không có gì xấu nếu bạn muốn vỗ về ôm con ngủ, nhưng làm như vậy lại sẽ khiến con không thể tự mình ngủ lại khi không có bố mẹ ở bên.
Làm thế nào để rèn con tự ngủ theo phương pháp tự vỗ về?
Khoảng thời gian khi bé được 4 đến 6 tháng tuổi là lúc bé đã có thể tự ngủ một cách tự nhiên rồi. Nhưng nếu bé cần sự giúp đỡ của bố mẹ thì sau đây là một vài kỹ thuật có thể dùng đến để rèn cho con.
Phương pháp rèn cho con tự ngủ vừa tốt cho con lại vừa khỏe cho bố mẹ (Ảnh minh họa).
Cho con đi ngủ ngay lúc bé bắt đầu cảm thấy buồn ngủ
Điều này có nghĩa là thay vì ôm và vỗ về cho đến khi con ngủ rồi mới đặt bé vào giường hay cũi thì bố mẹ sẽ làm việc đó ngay khi con cảm thấy buồn ngủ và lúc đấy con vẫn còn thức. Như vậy, bé sẽ nhận ra rằng mình sẽ tự ngủ khi được đặt lên giường hay vào cũi chứ không phải là khi có bố mẹ ở bên.
Tăng thời gian chờ
Thường thì khi con thức giấc giữa đêm và khóc thì bố mẹ sẽ không kìm được lòng mà đến bên con ngay để vỗ về. Tuy nhiên, điều đó là không nên. Bố mẹ nên cho con thêm thời gian để xem con có thể tự nín khóc và tự ngủ lại hay không.
Nhưng điều này không có nghĩa là để mặc con khóc suốt đêm. Hãy chờ một lúc, nếu con vẫn cứ khóc thì bố mẹ cần có mặt để giúp con ngủ lại, nhưng hãy tăng khoảng thời gian chờ lên từng ngày, ví dụ như hôm nay chờ 5 phút trước khi vào vỗ về con, thì ngày mai sẽ tăng lên chờ 10 phút chẳng hạn.
Khi trẻ còn thức nhưng bắt dầu cảm thấy buồn ngủ, hãy cho con đi ngủ ngay (Ảnh minh họa).
Không cho ăn ngay khi con thức giấc
Khi bé nhà bạn đã được ít nhất 3 tuần tuổi, khỏe mạnh và lên cân bình thường, thì hãy áp dụng mẹo này khi bé thức giấc giữa đêm. Cách này là để cho con biết rằng thức giấc giữa đêm sẽ không đồng nghĩa với việc được ăn. Thế nên thay vì cho con ăn hay bú ngay lập tức, thì hãy thay tã cho bé nếu cần để tăng thời gian chờ cho con ăn.
Tạo không gian ngủ thoải mái
Không gian ngủ cho bé cũng vô cùng quan trọng. Theo các chuyên gia về trẻ em thì nguyên nhân khiến trẻ thường hay thức vào đêm là căn phòng đó quá sáng. Vì vậy, bố mẹ nên cài đặt hệ thống chiếu sáng trong phòng bé đủ dịu, đủ tiết kiệm năng lượng để giúp bé dễ ngủ. Tránh ánh sáng trực tiếp chiếu thẳng vào giường khi bé ngủ, hãy chọn cách che bớt ánh sáng hợp lý cho căn phòng của bé.
Ngoài việc tạo nếp ngủ khoa học thì bố mẹ cũng cần chú ý không gian phòng ngủ (Ảnh minh họa).
Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể bật những đoạn âm thanh dễ chịu như tiếng sóng vỗ, nhịp tim đập hay tiếng suối róc rách, tiếng mưa... ở mức nhỏ để bé dễ ngủ hơn.
Rèn luyện cho trẻ thói quen ngủ lành mạnh
Bố mẹ nên quy định một cách rõ ràng giờ giấc đi ngủ của bé, lúc nào là giờ ngủ trưa, lúc nào là giờ ngủ tối, lúc nào cần phải dậy và thực hiện đúng theo thời gian biểu này mỗi ngày để tạo thành thói quen ngủ cho bé.
Ngoài ra, hãy lập trình cho bé những "thủ tục" trước giờ đi ngủ bằng các hoạt động nhẹ nhàng. Ví dụ, đều đặn mỗi ngày, trước khi cho bé đi ngủ bạn sẽ tắt đèn/massage/đọc truyện/cho bé nghe nhạc… Mỗi ngày, bạn cần lặp lại những "thủ tục" này theo đúng trình tự và đúng giờ để tạo ra một phản xạ cho bé. Có nghĩa là mỗi khi bé được mẹ làm những "thủ tục" này là bé sẽ hiểu đã đến giờ đi ngủ, thế là bé sẽ có thể ngoan ngoãn tự ngủ rồi. Thế nhưng hãy nhớ là không nên vỗ về, ôm ấp con ngủ để tạo thành thói quen xấu và sự lệ thuộc vào bố mẹ cho con đâu nhé!
So với phương pháp để con tự khóc rồi ngủ, phương pháp này đòi hỏi bố mẹ cần nhiều thời gian tập luyện cho con hơn. Đổi lại, bố mẹ sẽ bớt được áp lực khi phải đối mặt với tiếng con khóc quá nhiều.
Nguồn: Netmums
Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon