Tùy vào chất liệu của các vật dụng mà bạn có cách tháo gỡ nhãn dán khác nhau. Bề mặt tiếp xúc của chúng có ảnh hưởng lớn đến phương pháp bạn sử dụng cũng như mức độ tẩy sạch. Dưới đây là một số cách gỡ nhãn dán vô cùng hiệu quả mà không để lại vết keo dính.
1. Tháo gỡ nhãn dán trên thủy tinh hoặc kim loại
Chắc hẳn nhiều người trong số chúng ta đã từng gặp phải trường hợp vết keo dính sau nhãn dán còn bám lại trên bề mặt chai thủy tinh, kim loại mặc dù đã thử dùng nhiều cách khác nhau. Dưới đây là cách tốt nhất để gỡ nhãn dán mà bạn nên biết.
Cho nước ấm vào đầy bồn rửa mặt hoặc thùng đựng hàng, sau đó ngâm đồ vật cần gỡ nhãn dán vào nước. Nếu bạn muốn tháo gỡ nhãn dán của một cái chai rỗng, cách hiệu quả hơn chính là cho nước ấm vào bên trong chai. Bạn có thể cho thêm vào nước chất oxiclean hoặc chất tẩy rửa, mỗi loại nhãn dán khác nhau sẽ đòi hỏi ngâm trong khoảng thời gian khác nhau mới tháo bỏ được.
Chính vì vậy mà bạn hãy kiểm tra bằng cách tháo một góc của nhãn dán. Sau đó nếu còn thừa lại phần nhãn nào, hãy dùng miếng bọt biển đã được làm ướt để tẩy sạch chúng đi.
Để đồ vật ngập trong nước ấm (Ảnh: Internet)
Dùng miếng bọt biển tẩy tất cả nhãn dán nếu còn sót lại. (Ảnh: Internet)
2. Tháo gỡ nhãn dán trên nhựa
Những miếng nhãn dán cơ bản thường rất khó dán vào những đồ vật làm bằng nhựa, chính vì vậy mà các nhà sản xuất thường phải dùng "biện pháp mạnh" để chúng có thể bám chặt được. Kết quả chính là người sử dụng phải rất khó khăn mới tháo chúng ra được. Dưới đây là hai cách tháo nhãn trên chai nhựa hiệu quả nhất mà bạn nên biết.
- Sử dụng nước tẩy móng tay hoặc cồn
Chà xát khăn giấy lên nhãn dán để tháo bỏ chúng (Ảnh: Internet)
Dùng miếng bọt biển loại bỏ tất cả nhãn dán còn sót lại (Ảnh: Internet)
Cho một lượng vừa đủ nước tẩy móng tay hoặc cồn vào quả bông, vải hoặc khăn giấy, sau đó chà xát chúng lên nhãn dán và từ từ tháo bỏ chúng. Nếu nhãn dán vẫn chưa được tẩy hết, hãy sử dụng miếng bọt biển loại bỏ tất cả các vết dính còn sót lại.
- Sử dụng máy sấy
Dùng máy sấy làm nóng nhãn dán trong vòng 1 phút, nhiệt sẽ khiến phần keo dính giảm độ bám trên chai nhựa. Tiếp tục sấy cho đến khi nhãn dán bong tróc hoàn toàn, cuối cùng dùng bọt biển loại bỏ những vết keo dính còn sót lại trên bề mặt chai.
Đợi đến khi nhãn dán bong tróc hoàn toàn thì tháo từ từ (Ảnh: Internet)
Cuối cùng dùng bọt biển loại bỏ những vết keo dính còn sót lại trên bề mặt chai (Ảnh: Internet)
3. Tháo gỡ nhãn dán trên gốm, sứ
Phần lớn các công ty gốm, sứ ngày nay đều dán nhãn lên các mặt hàng. Đây chính là loại bề mặt khó cọ rửa nhãn dán nhất, dù bạn đã rất cố gắng để tháo gỡ nhưng chúng chỉ rách thành những mảnh nhỏ trên tay và để lại phần lớn trên bề mặt chai. Cách tốt nhất chính là sử dụng giấm trắng đã được làm ấm.
Hãy làm ngập đồ vật có dán nhãn của bạn với dung dịch giấm đã được làm ấm. Nếu đồ vật đó có kích cỡ quá lớn, bạn hãy ngâm một miếng vải vào dung dịch này và đặt lên trên phần nhãn dán trong vòng 15 đến 30 phút. Sau đó, lấy đồ vật ra khỏi tấm vải và bắt đầu tháo miếng nhãn từ phần góc ra. Cuối cùng sử dụng miếng bọt biển để loại bỏ tất cả những phần nhãn thừa còn lại trên đồ vật.
Ngâm đồ vật cần bóc nhãn vào dung dịch (Ảnh: Internet)
Từ từ tháo nhãn ra từ góc (Ảnh: Internet)
Dùng miếng bọt biển tẩy những vết dính còn lại trên đồ vật (Ảnh: Internet)
(Nguồn: Tổng hợp)
Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon