Đừng để ân hận cả đời khi con tử vong chỉ vì cách chơi và chiều con không đúng cách rất nhiều bố mẹ đã làm này

Tung hứng là một trong những trò cảm giác mạnh đầu đời mà nhiều đứa trẻ khá thích - vừa có cảm giác mạnh, vừa có cảm giác an toàn vì người ở dưới đón mình cũng chính là người bé tin tưởng nhất. Nhưng đó chỉ là suy nghĩ ngây thơ của con trẻ và của những phụ huynh thiếu hiểu biết. Thực tế việc này không có gì hay, thậm chí còn đem đến nhiều rủi ro chết người.

Gần đây, một người mẹ người Trung Quốc đã khóc hết nước mắt khi con trai duy nhất của mình tử vong, chỉ vì chị đã chiều con khi bé đòi chơi trò tung hứng. Sau vài lần tung, người mẹ này mỏi tay nhưng cậu bé vẫn mải vui, đòi chơi tiếp, hậu quả: người mẹ mệt mỏi không đỡ nổi con, bé rơi thẳng xuống đất, tử vong trước khi được cấp cứu. Một đứa trẻ bị ngã đã khiến bố mẹ đau lòng, chưa kể tình huống bé bị ngã từ trên cao, lực rơi lớn, hoàn toàn dễ dẫn đến chấn thương sọ não, máu tụ ngoài màng cứng... 
tung hứng con
(Ảnh: Internet)
Không chỉ là rủi ro không đỡ nổi, để tuột con rõ ràng như trường hợp trên, đã từ lâu các chuyên gia cảnh báo sự nguy hiểm của trò chơi tung hứng này, thậm chí coi đây không khác gì một tình huống bạo hành con trẻ vì:

Gây tổn thương cổ của bé, đặc biệt bé dưới 6 tháng tuổi, khi cổ vẫn chưa đủ cứng cáp để có thể hỗ trợ đầu một cách hiệu quả.

Gây hội chứng rung lắc trẻ, còn gọi là tổn thương não lạm dụng. Tình trạng này thường gặp nhất ở trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt là dưới 8 tháng, khi trọng lượng đầu của bé chiếm đến ¼ trọng lượng cơ thể nhưng não bộ lại chưa đủ phát triển so với kích thước đầu này, và vẫn nằm trôi nổi trong dịch não tủy.

Sự rung lắc mạnh, dù ở bất kỳ hình thức nào - như khi chơi đùa, tung bé lên cao, khi đưa võng hoặc nôi quá mạnh, khi bế thốc bé dậy hoặc nhấc bổng bé lên để bế, khi người lớn mất kiểm soát, bực tức vì bé khóc mà rung lắc bé… đều có thể khiến bộ não ấy bị va đập vào hộp sọ, sưng phù, xuất huyết. Hậu quả “nhẹ” nhất của tổn thương này là bé chậm phát triển, giảm khả năng tiếp thu và nghe nói; còn nặng hơn, bé có thể bị mù, điếc, co giật, liệt thần kinh, ngừng thở… và tử vong. Đến lúc ấy, mọi sự ân hận đều trở nên quá muộn màng!

Vậy nên bạn hãy ghi nhớ, và dặn thật kỹ những người xung quanh cùng ghi nhớ không bao giờ rung lắc con, không ôm giữ con khi bản thân không bình tĩnh, nếu bé còn nhỏ thì luôn cần lưu ý đảm bảo cổ và đầu của bé ở vị trí ổn định, và không bao giờ tát, đánh vào vùng đầu của bé!

Nếu thấy những dấu hiệu:

- Bé lờ đờ, không tỉnh táo, ngủ mê mệt, trương lực cơ giảm;

- Bé thay đổi hành vi;

- Bé trở nên khó ăn, khó nuốt, dễ nôn không có lý do;

- Bé khó thở, ngừng thở, co giật;

- Bé có dấu hiệu bị chấn thương (da xanh tái, cổ sưng và cứng…)

Nhất là sau khi phải chịu những hành vi dễ gây tổn thương như đã nhắc đến ở trên, bạn hãy lập tức gọi cấp cứu; không nên tự tiện can thiệp, bế bé lên hay tìm cách cho ăn, chỉ nên nhẹ nhàng xoay đầu bé sang 1 bên trong trường hợp bé bị nôn ói, để tránh nguy cơ sặc, nghẹn.

Tổng hợp

Previous
Next Post »
Thanks for your comment