11 dấu hiệu cho thấy hệ nội tiết của bạn đang "gào khóc" vì nhiều lý do

Hormone đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động ở cơ thể bạn, là một phần của hệ thống nội tiết, thậm chí được mệnh danh là những sứ giả truyền chất, kiểm soát nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể, từ chuyện đi tiêu, đi tiểu cho đến khả năng mọc nhanh hay chậm của tóc.
roi loan noi tiet

Hầu hết mọi người đều phải đối mặt với tình trạng rối loạn nội tiết do stress, mắc bệnh tuyến giáp, tiểu đường, thậm chí là mang thai… Những nguyên nhân này đều có thể xáo trộn hệ thống nội tiết trong cơ thể bạn, khiến bạn vô cùng lo lắng không hiểu điều gì đang xảy ra với cơ thể mình. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy hệ nội tiết của bạn đang gặp vấn đề được phân theo nguyên nhân gây rối loạn nội tiết:

Nếu rối loạn nội tiết là do vấn đề tuyến giáp…

1. Đi ngoài nhiều hoặc ít hơn bình thường

Nếu đột nhiên bạn bị táo bón hoặc đi tiêu liên tục vào các khoảng thời gian trong ngày, rất có thể tuyến giáp của bạn đang gặp vấn đề, một là do không đủ hormone tuyến giáp, hai là do cường giáp. 
“Thực tế không hẳn lúc nào bạn bị táo bón cũng có nghĩa là đang rơi vào cảnh rối loạn nội tiết. Chỉ khi nào cơ thể bạn đang hoạt động bình thường thì đột nhiên có một khoảng thời gian rơi vào táo bón thì mới đáng lo ngại. Khi ấy, các hormone tuyến giáp hoặc là hoạt động quá nhanh (cường giáp) hoặc quá chậm (suy giáp) khi đi ngoài liên tục”, Kathleen Figaro, BS nội tiết tại Bettendorf, Iowa (Mỹ) cho hay.
2. Mắt to hơn

Nếu ai đã từng nói với bạn rằng hôm nay mắt bạn trông có vẻ to hơn mọi ngày, hoặc có vẻ như bạn đang nhìn chằm chằm vào ai đó thì đừng chủ quan bỏ qua. Đây có thể là dấu hiệu phổ biến của bệnh cường giáp, rối loạn bệnh Graves tự miễn. BS Figaro khẳng định, đôi mắt của bạn trông to hơn là do mí mắt bị cao lên – nguyên nhân là mô mắt phía sau bị viêm.

3. Tóc ngừng mọc
“Nếu bạn cảm thấy thô ráp, lạo xạo khi sờ vào tóc, đây rất có thể là dấu hiệu của suy giáp”, Kathleen Figaro khẳng định. Theo ông, hormone tuyến giáp có trách nhiệm giúp tóc mọc. Nếu tóc không phát triển hoặc phát triển kém chứng tỏ tuyến giáp của bạn đang có vấn đề.
4. Hay quên
Nếu như triệu chứng brain fog (chứng bệnh rối loạn tâm thần, giống như một đám mây khiến bạn không thể suy nghĩ rõ ràng hoặc ghi nhớ bất cứ điều gì) được coi là một trong những biểu hiện của suy giáp thì hay quên cũng là một dấu hiệu cảnh báo. Theo BS Kathleen Figaro, nguyên nhân là vì mức độ hormone tuyến giáp thấp, quá trình trao đổi chất diễn ra chậm, chức năng nhận thức của não cũng bị trì trệ, làm ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ của bạn.
5. Da khô
Da dẻ dễ bị khô, bong tróc dù bạn đã sử dụng kem dưỡng cũng là một trong những dấu hiệu của suy giáp. Bà Figaro cho rằng, khi cơ thể sản xuất hormone tuyến giáp ít hơn sẽ làm chậm sự trao đổi chất ở làn da, nghĩa là sẽ tiết ít dầu hơn, khiến da không có khả năng giữ ẩm.
roi loan noi tiet

Nếu rối loạn nội tiết là do mắc bệnh tiểu đường...
6. Mắc bệnh nhiễm trùng nấm men
Nếu bạn thường xuyên bị nhiễm trùng nấm men, rất có thể điều này liên quan đến bệnh tiểu đường, trong đó thủ phạm gây rối chính là nội tiết tố insulin. Tiểu đường sẽ làm tăng lượng đường huyết trong máu, từ đó dẫn đến viêm nhiễm, nguy cơ nhiễm trùng nấm men là khó tránh khỏi. Theo BS Figaro, tiểu đường thường không có triệu chứng và nhiều người không biết mình đã mắc bệnh trong khoảng thời gian dài.
“Có hơn 300 triệu người mắc bệnh tiểu đường mỗi năm mà không hay biết mình mắc bệnh”, bà Figaro khẳng định. Đó là lý do tại sao bạn cần chia sẻ thành thật với bác sĩ về tiền sử bệnh tật trong gia đình bạn. Nếu trong gia đình bạn từng có người mắc bệnh, chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh sẽ giúp bạn hạn chế bệnh này.

7. Đi tiểu thường xuyên trong 24h
“Nếu bạn thường xuyên đi tiểu 24/7, rất có thể tuyến tụy đang hoạt động không đúng chức năng của nó, và nguyên nhân gây nên hiện tượng này là do bạn đã mắc bệnh tiểu đường”, BS Figaro nói. Theo đó, thận phải làm việc cật lực hơn để đánh đuổi lượng đường dư thừa, làm bạn phải đi tiểu nhiều hơn.
Nếu rối loạn nội tiết là do mang thai...
8. Nướu chảy máu nhiều hơn bình thường
Lợi của bạn thường xuyên bị chảy máu? Rất có thể bạn đang mang thai! Không lâu sau khi thụ thai, nồng độ progesterone trong cơ thể bạn sẽ tăng lên đáng kể. Điều này khiến cơ thể tăng lưu lượng máu, giữ nước ở khắp mọi nơi, trong đó có nướu – trở nên sưng húp và rất dễ chảy máu. Đó là lý do vì sao bạn nên sử dụng chỉ tơ nha khoa để chải răng và gặp nha sĩ thường xuyên hơn. “Nếu bạn thấy nướu vẫn tiếp tục chảy máu sau khi đánh răng, hãy nói với nha sĩ càng sớm càng tốt vì rất có thể bạn đã bị viêm nhiễm phụ khoa” là lời khuyên của BS Ashlesha Dayal (Trung tâm Y tế Montefiore).
roi loan noi tiet

9. Bàn chân sưng phù
"Nếu có hiện tượng này thì bạn có thể đổ lỗi cho các progesterone tăng lên khi mang thai một lần nữa, vì nó giúp thư giãn các dây chằng của bạn để chuẩn bị một sự kiện lớn", BS Dayal cho hay. Đây cũng chính là lý do phụ nữ trong thời gian thai kỳ thường phải xỏ giày dép tăng thêm 1 cỡ so với bình thường.
10. Có vị kim loại trong miệng
Nhờ mang thai, các nội tiết tố HCG – phôi thai bắt đầu sản xuất sau khi cấy ghép. Lượng HCG cao gây ra hiện tượng buồn nôn và nôn, có thể làm thay đổi vị giác và dẫn đến cảm giác có mùi kim loại nồng nặc trong miệng bạn. Để có thể đón chào những cơn buồn nôn một cách thoải mái nhất, Dayal khuyên chị em nên sử dụng gừng để nhấm nháp hoặc uống trà gừng, nước chanh sẽ giúp loại bỏ mùi kim loại nhanh chóng.
11. Xuất hiện những đốm đen trên da
“Những nốt đen, sạm da trên má, ngực và nhiều nơi khác trên cơ thể là một trong những tác dụng phụ của estrogen tăng cao trong cơ thể”, BS Dayal khẳng định. Estrogen tăng kéo theo sự gia tăng sắc tố melanin trong cơ thể, khiến da có nhiều đốm đen hơn.
roi loan noi tiet

Các chuyên gia nhấn mạnh, điều quan trọng nhất là bạn phải thường xuyên nhận ra những điểm khác biệt trên cơ thể mình. Những sự thay đổi này sẽ đến và đi nhẹ nhàng mà không cần phải can thiệp gì. Tuy nhiên, nếu có một, hai triệu chứng này xuất hiện liên tục, dai dẳng thì đó là dấu hiệu thay đổi cảnh báo cơ thể đang rơi vào nguy hiểm. Điều bạn cần làm lúc này là theo dõi những sự thay đổi của cơ thể theo thời gian, đồng thời ghi lại tần số, mức độ nguy hiểm, thời gian xuất hiện… và đi khám bác sĩ để kịp thời khám chữa cũng như tiến hành các xét nghiệm cần thiết.

(Nguồn: Prevention)

Previous
Next Post »
Thanks for your comment