Cha đẻ của CEO Facebook tiết lộ bí quyết nuôi dạy con thành đạt

Bố của CEO Facebook Mark Zuckerberg, Tiến sĩ Adward Zuckerberg đã thực hiện một cuộc phỏng vấn dài với đài phát thanh địa phương cách đây ít lâu, trong đó ông nói về việc làm thế nào những cơ hội mà ông và vợ ông tạo ra khiến cho con trai của họ có lý tưởng, gây dựng Facebook và trở thành một triệu phú.

Ông chia sẻ: “Cuộc sống thực sự sẽ thay đổi khi bạn có con. Nghe có vẻ sáo rỗng, nhưng tôi đã trải qua điều đó trong chính cuộc đời mình. Bạn vẫn khao khát những điều vĩ đại, nhưng bạn sẽ cũng nghĩ nhiều hơn về cuộc sống mà bạn muốn con bạn có được. Một thứ mà tôi muốn dành cho con gái mình đó là cơ hội (nếu nó muốn) trở thành một chủ doanh nghiệp. Qua nhiều năm nghiên cứu và viết về tinh thần kinh doanh, tôi tin rằng điều đó có nhiều ý nghĩa hơn là tiền, hơn là kiểm soát thời gian của bản thân, hơn là sự tự do – và nó không nhất thiết phải có nghĩa là bạn bắt đầu một việc kinh doanh mới”. 

Dưới đây là những bài học lớn nhất trích từ bài phát biểu của Tiến sĩ Adward Zuckerberg:

Ceo Facebook

Cha của CEO Facebook Mark Zuckerberg là một tiến sĩ nha khoa.


1. Tạo mô hình làm việc cho chính mình

Tiến sỹ Zuckerberge là một nha sỹ. Thậm chí đến hiện nay, ông vẫn đang điều hành phòng khám của mình ngay bên ngoài ngôi nhà của gia đình tại New York. Vợ của ông là một chuyên gia tâm lý và làm quản lý phòng khám của chồng. Mark lớn lên và chứng kiến cách mà cha mẹ của mình chịu trách nhiệm cho cuộc sống của chính họ và tạo nên một doanh nghiệp ngay bên ngoài căn nhà của gia đình (họ cũng sử dụng công nghệ hiện đại nhất thời đó).

Tiến sỹ Zuckerberg chia sẻ:  “Các con tôi đều lớn lên ở quanh văn phòng và tất cả đều được tiếp xúc với máy tính. Sẽ rất là thuận lợi nếu trẻ được tiếp xúc với máy tính từ sớm. Điều đó chắc chắn đã góp phần vào sự đam mê của Mark với công nghệ”.

2. Đảm bảo cho con cuộc sống ổn định

Có rất nhiều câu chuyện về những chủ doanh nghiệp lớn lên với hai bàn tay trắng, nhưng có nhiều khả năng là những đứa trẻ đó lớn lên để sẵn sàng đối mặt với rủi ro nếu như chúng có một nền tảng ổn định phía sau. Trường hợp của Tiến sỹ Zuckerberg cho thấy, ông đã làm việc để cho con cái có được một cuộc sống ổn đinh, thậm chí là trước cả khi ông gặp vợ và có con.

Ông nói rằng: “Lớn lên trong một gia đình Do Thái New York, nếu bạn là người có trí tuệ, cha mẹ bạn sẽ muốn bạn trở thành một bác sỹ hay một nha sỹ. Tôi đã từng rất yêu thích máy tính, nhưng cuối cùng tôi chọn nha khoa vì nghề đó sẽ cho tôi một cuộc sống với thu nhập ổn định".

Bố của CEO Facebook Mark Zuckerberg

Mark Zuckerberg đã được bố mẹ khuyến khích và nuôi dưỡng niềm đam mê máy tính từ khi còn nhỏ.


3. Khám phá và khuyến khích niềm đam mê của con

Tiến sỹ Zuckerberg cho biết vợ chồng ông luôn tin tưởng thay vì áp đặt con cái hoặc cố ép chúng sống theo một hướng nhất định nào đó… Ông nói, tốt hơn là hãy nhận biết đâu là điểm mạnh của con và hỗ trợ những điểm mạnh đó cũng như phát triển những điều mà chúng thực sự đam mê.

Để nuôi dưỡng niềm đam mê máy tính của con, ông đã thuê gia sư kèm cặp con từ khi còn nhỏ. Mark đã thiết lập nên một chương trình gửi tin nhắn nhanh mà có thể cho phép mọi người từ các phòng khác nhau trong phòng khám nha khoa của ông có thể kết nối với nhau một cách dễ dàng thông qua máy tính. Cả nhà gọi đó là chương trình ZuckNet.

4. Cho trẻ biết rằng bạn tự hào về chúng

Tiến sỹ Zuckerberg nói về con trai là “một học sinh giỏi” và có “một đam mê đặc biệt với toán học và khoa học”. Khi Mark Zuckerberg rời khỏi nhà tới Học viện Phillips Exeter trước khi đến Harvard, ông cho rằng con mình là “một anh chàng trầm tính, người không thích khoe khoang về những thành tích của mình”.

Ông nói thêm: “Tôi thực sự rất tự hào về những thành tích của nó cũng như những thành tích của tất cả các con tôi”.

5. Thiết lập những giới hạn cho con

Theo như bài phỏng vấn tiến sĩ Zuckerberg, ông cũng đã trao đổi về vấn đề kỷ luật với con. Ông nói ông “không tin vào kỷ luật đòn roi” nhưng có những hành vi nhất định đòi hỏi cha mẹ phải để cho con biết rằng “Đây là một hành vi không thể tha thứ. Nếu bạn truyền đạt sự không hài lòng của bạn với một số hành vi tiêu cực, chúng sẽ học được cách ứng xử của bạn như thế”.

Về cơ bản là, bạn có thể là các ông bố bà mẹ tiên tiến, nhưng hãy nhớ rằng trẻ em vẫn là trẻ em, chúng vẫn cần sự dạy dỗ.

6. Nhưng hãy chắc chắn con vẫn được chơi

Tiến sỹ Zuckerberg luôn có những định hướng và khuyến khích con cái. Trong một bài báo trên tạp chí New York, ông kể đã khuyến khích sở thích lặn của con bằng cách treo một bức tranh san hô trên tường và xây một bể cá lớn trong phòng. 

“Tôi nghĩ rằng quá khắc nghiệt trong mọi hình thức nuôi dạy con là không tốt. Trẻ em cần có một môi trường tốt. Đó là nơi để làm việc, và cũng là nơi để chơi”, ông nói.
Mark Zuckerberg

Dưới sự nuôi dạy của bố mẹ, Mark Zuckerberg đã sớm trở thành một người có lý tưởng, CEO Facebook và là một tỉ phú của làng công nghệ.


7. Cân bằng công việc và cuộc sống

Trong lần trả lời trên sóng phát thanh về việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống, Tiến sỹ Zuckerberg cho biết rằng thực tế ông và vợ ông đều làm việc ở nhà. “Vợ tôi là một nữ siêu nhân”, ông nói. “Cô ấy quản lý cả công việc và việc nhà. Chúng tôi có một nơi duy nhất bởi văn phòng của chúng tôi là ở nhà luôn. Tôi đặc biệt khuyến nghị bạn làm như vậy nếu nó hiệu quả với công việc của bạn. Nó khiến bạn có đủ khả năng để vừa làm việc và vừa ở nhà với các con cùng một lúc”.

8. Không nên để con cái già trước tuổi

Khi tạp chí New York phỏng vấn Tiến sỹ Zuckerberg, phóng viên đã mô tả về ông như sau: "... vóc dáng thấp và đậm, với đôi mắt hình quả hạnh nhân mềm mại và một ánh nhìn sâu vào một điểm rất lâu, như thể ông ấy đang cố gắng nhìn xuyên thấu vào bên trong con người bạn. Mặc dù đầu hơi bị hói nhưng ở cái tuổi 57 thì trông ông ấy khá là trẻ trung. Ông mặc một chiếc áo màu xanh cùng với quần jeans Calvin Klein, một chiếc thắt lưng da dày, và một đôi giày lười thông minh. Một chiếc huy chương vàng nép bên cổ áo.

Theo quan điểm của Tiến sĩ Zuckerberg, không quan trọng bạn bao nhiêu tuổi, hãy luôn làm hình mẫu lý tưởng cho con cái, trẻ hóa để gần gũi con cái hơn và không nên để con già trước tuổi.

Previous
Next Post »
Thanks for your comment