Gạch bỏ phần bài đã làm rồi hành động cực nhây, ấy thế mà thầy đáp trả còn lầy lội hơn khiến trò phải phục lăn

Gạch bài rồi nhưng lại chú thích luôn sau phần gạch chéo rằng là: "Em không bỏ phần gạch". Đến đoạn này người ta đã thầy trò liều ghê gớm rồi, không chép lại phần bài đã gạch mà chú thích vào bài thi để gửi thông điệp đến thầy. Thế nhưng, điều bất ngờ chưa dừng lại ở đây. 

Phần đã gạch của trò cũng không cho kết quả đúng và thầy đã ghi ngay bên cạnh thông điệp của trò bằng "lời hồi đáp" sấm sét: "Nhưng vẫn sai".

Gạch bỏ phần bài đã làm rồi hành động cực nhây, ấy thế mà thầy đáp trả lầy lội hơn khiến trò phải phục lăn - Ảnh 1.

Một bài thi có phần đối đáp thầy trò mà ai xem cũng phải phì cười.

Xem hình ảnh bài thi này, ai cũng phải phá lên cười vì trò đã nhây mà thầy còn lầy lội gấp bội. Không phải là chữ S (sai) hay dấu gạch như thông thường mà thầy còn đáp trả bằng chính cái giọng điệu trò gửi thầy như thế.

Chắc học trò này khi nhận lại được phần chấm điểm đã phục thầy hết nấc nên phải chụp ngay "bảng thành tích" dù không hề hoàn hảo để khoe với mọi người về người thầy hài hước của mình.

Người có sức ảnh hưởng suốt thời đi học của nhiều trò chính là thầy, cô giáo. Một câu nói của thầy có khi tác động mạnh hơn 1 "bài diễn văn" của cha mẹ. Thậm chí, tính cách và phong cách sống của thầy cũng khiến trò nhìn vào. 

Không chỉ là 1 cách chấm thi thông thường, trò thường thích những "sự phá cách" có tính gần gũi của thầy như thế. Điều này dễ khiến trò phục và chuyển hóa thành hành động hơn.

Còn rất nhiều bài thi như thế trong mùa hè nóng bỏng này để thể hiện cá tính của trò và của thầy, để môi trường sư phạm trở nên gần gũi, thân thương hơn. 

Previous
Next Post »
Thanks for your comment