Mới đây, bác sĩ Triệu Chiêu Minh, khoa da liễu, bệnh viện Tri-Service General Hospital Nei-Hu Branch, chia sẻ về trường hợp cô Lan (20 tuổi) sống tại Đài Loan.
Trong 3 ngày liên tiếp, cô Lan có thói quen ăn nhiều xoài trong giờ giải lao tại công ty và sau khi tan sở. Sau đó, cô Lan bắt đầu có triệu chứng ngứa ngáy khắp cơ thể, đầu ngón tay chuyển màu vàng, lo lắng bệnh tình trở nặng nên cô Lan đã đến bệnh viện khám.
Bác sĩ Triệu Chiêu Minh cho biết: "Xoài, thanh long, đu đủ là những trái cây có màu sắc tươi sáng. Sau khi ăn vào bụng, sắc tố sẽ theo nước tiểu hoặc chất thải đào thải ra ngoài. Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều và quá trình trao đổi chất diễn ra chậm thì sắc tố có thể hình thành trên bề mặt da, trong trường hợp nghiêm trọng có thể gây ra dị ứng da.
Dạo gần đây, bệnh nhân dị ứng do ăn xoài đang có dấu hiệu gia tăng khoảng 20%, trung bình mỗi ngày phòng khám tiếp nhận khoảng 1 hoặc 2 trường hợp. Ngoài trường hợp bệnh nhân nổi mề đay, có bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường diễn biến nặng sau khi ăn xoài".
Sau khi cô Lan được bác sĩ chỉ định ngừng ăn xoài trong vòng 5 ngày, uống nhiều nước, sử dụng thuốc kháng sinh điều trị thì tình trạng nổi mề đay đã chấm dứt và bệnh tình đã ổn định.
Vì sao bị dị ứng khi ăn xoài?
Giải thích nguyên nhân vì sao ăn xoài bị ứng, các nhà nghiên cứu cho biết, trong xoài có chứa một chất là urushiol. Urushiol là một loại dầu có trong nhựa quả xoài, gây kích thích và gây dị ứng cho người dùng. Urushiol có thể gây phát ban, viêm da tiếp xúc, nổi vảy, phồng rộp. Loại dầu này còn được tìm thấy trong một loại cây dễ gây ngứa, dị ứng như: mai dương ( mắt mèo), hạt điều thô,…
Dấu hiệu nhận biết dị ứng xoài
Dị ứng xoài có thể xảy ra ở nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau. Tùy vào cơ địa và mức tiêu thụ lượng xoài trong cơ thể. Với những người có cơ địa yếu thì phản ứng sẽ xảy ra sau khi tiếp xúc hoặc ăn xoài khoảng 10-15 phút. Một số khác thì thường bị phản ứng sau 6-12 giờ.
Có thể nhận biết dị ứng xoài qua những biểu hiện sau:
- Ngứa ngáy: Ban đầu chỉ ngứa quanh miệng và môi, một vài vùng nhỏ, nhưng sau đó lan rộng nhiều ra và khắp cơ thể.
- Môi và lưỡi sưng, xuất hiện nhiều vết mẩn đỏ quanh miệng.
- Đầu lưỡi tê, ngứa ran, mắt khô, đỏ, lờ đờ.
- Đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy.
- Chảy dịch mũi, phát ban, nổi mề đay, khó thở, thở khò khè.
- Trường hợp hiếm thấy có thể bị hen suyễn hay sốc phản vệ.
Cách xử lý và phòng chống dị ứng xoài
Bất cứ một dị ứng nào xảy ra cũng vậy, xử lý kịp thời, nhanh chóng vẫn là cách tốt nhất. Dị ứng xoài cũng vậy, tưởng chừng đơn giản, nhưng nếu để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nhiều nguy hiểm khôn lường, ảnh hưởng tính mạng. Hãy xử lý dị ứng xoài bằng những cách sau đây:
- Vệ sinh ngay cơ thể với xà phòng diệt khuẩn đã được kiểm định chất lượng an toàn. Xà phòng sẽ giúp loại bỏ urushiol.
- Dùng khăn lạnh hoặc túi chườm lạnh đắp lên vùng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, mề đay.
- Dừng ngay việc tiếp xúc hay ăn xoài.
- Tới bệnh viện nếu thấy các triệu chứng không đỡ.
Theo Ettoday
Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon