Chỉ tiêu 30% thu nhập, sau 4 năm cưới cặp vợ chồng trẻ bằng tuổi sắm nhà Hà Nội, còn tiết kiệm được hơn 2 tỷ

Đó là câu chuyện chi tiêu của vợ chồng chị Liên (Hoàng Mai, Hà Nội)

Chị Liên chia sẻ, hai vợ chồng chị đều xuất thân tỉnh lẻ, chị quê ở Thái Bình, còn chồng chị Nam Định. Anh chị bằng tuổi, cưới nhau năm 2015.

Trước đó anh chị hẹn hò 3 năm. Chị kể, trong quãng thời gian yêu, vì đã xác định chuyện tình cảm nên hai người quyết định tập chung tiết kiệm ngay từ đầu để sau này cưới sẽ mua nhà.

Chồng chị làm bên khối xây dựng, lương khi ấy được 15 triệu, chị làm kế toán, lương 10 triệu. Nhận lương xong là anh chỉ giữ lại 5 triệu chi tiêu còn gửi chị 10 triệu.

Chị Liên cũng chỉ chi tiêu trong vòng 5 triệu, còn lại bỏ 5 triệu ra tiết kiệm cùng bạn trai. Vị chi khi đó, mỗi tháng anh chị đã để ra được 15 triệu.

Hai người quy định rõ, nếu có phát sinh khoản nào cần chi thì phải tự kiếm để bù vào chứ tuyệt đối không động tới tiền tiết kiệm. Vậy nên trong vòng 2 năm, anh chị đã để ra được 360 triệu.

Tới giờ mỗi khi kể lại chuyện vợ chồng rủ nhau tiết kiệm từ khi yêu, chồng chị lại tếu táo chọc vợ: "Mình liều thật, tháng nào cũng vác hết lương gửi người yêu. Nhỡ bị bùng quả thì coi như mất hết 2 năm ki cóp". Chị Liên vui vẻ kể lại.

Chỉ tiêu 30% thu nhập, sau 4 năm cưới cặp vợ chồng trẻ bằng tuổi sắm nhà Hà Nội, còn tiết kiệm được hơn 2 tỷ - Ảnh 1.

Đầu năm 2015 vợ chồng chị Liên chính thức kết hôn. Để thực hiện được mục tiêu mua nhà của vợ chồng, chị Lan đã vạch rõ kế hoạch chi tiêu mỗi tháng cho mình.

Chỉ tiêu 30% thu nhập, sau 4 năm cưới cặp vợ chồng trẻ bằng tuổi sắm nhà Hà Nội, còn tiết kiệm được hơn 2 tỷ - Ảnh 3.

Cả mình với chồng đều thống nhất một tháng không tiêu quá 30% thu nhập. Lương của anh nhà mình tại thời điểm sau cưới là 19 triệu, mình thấp hơn chỉ được 11 triệu. Tổng thu nhập của 2 người là 30 triệu. Trong đó mình chia rõ.

Tiền nhà, điện nước: 3 triệu

Tiền ăn: 3 triệu

Xăng xe đi lại: 500k

Đối nội đối ngoại, hiếu hỉ: 1.5 triệu

Vợ chồng mình kế hoạch 2 năm mới sinh con nên chưa phải lo tiền sữa bỉm cũng đỡ. Tính ra mỗi tháng mình cất đi được 22 triệu.

Trong vòng 2 năm, mình tiết kiệm được thêm 480 triệu, cộng với 360 triệu chúng mình góp chung từ trước cưới, thêm lời lãi ngân hàng. Cộng lại mình có được hơn 900 triệu trong tài khoản. Mình bàn với chồng bán hết vàng cưới được hơn trăm triệu dồn vào 1 căn hộ 72m² ở Khu Hà Đông với giá 1.07 tỷ. Vậy là không phải vay ngân hàng.

Chỉ tiêu 30% thu nhập, sau 4 năm cưới cặp vợ chồng trẻ bằng tuổi sắm nhà Hà Nội, còn tiết kiệm được hơn 2 tỷ - Ảnh 2.
Chỉ tiêu 30% thu nhập, sau 4 năm cưới cặp vợ chồng trẻ bằng tuổi sắm nhà Hà Nội, còn tiết kiệm được hơn 2 tỷ - Ảnh 3.

Căn hộ vợ chồng chị Liên đang ở.

Có nhà rồi chị Liên mới sinh con. 3 triệu tiền thuê nhà trước đây lại bù vào khoản bỉm sữa cho con. Như thế các khoản chi tiêu cứng mỗi tháng của gia đình vẫn cố định. Thi thoảng chồng chị làm thêm bên ngoài, được bao nhiêu lại đưa vợ bỏ sổ tiết kiệm.

"Đầu năm 2018, sổ tiết kiệm của mình có đúng 300 triệu, được bạn bè giới thiệu cho mảnh đất phía ngoại ô rộng 50 mét, giá 600 triệu. Hai vợ chồng lại đánh về quê vay bố mẹ hai bên thêm 300 triệu mua mảnh đất ấy. Không ngờ chưa đầy 1 năm sau đã có người trả mình 1.3 tỷ.

Thấy được giá mình bán lấy tiền quay về khu Hà Đông của mình mua hai mảnh đất dịch vụ, một mảnh gần 500 triệu, một mảnh 650 triệu, tính để đó, khi nào được giá sẽ bán cả 2. Hoặc bán 1, giữ lại một xây nhà về đó ở nếu không thích chung cư nữa."

Chỉ tiêu 30% thu nhập, sau 4 năm cưới cặp vợ chồng trẻ bằng tuổi sắm nhà Hà Nội, còn tiết kiệm được hơn 2 tỷ - Ảnh 4.

Tính tới thời điểm này, theo giá thị trường thì 2 mảnh đất ấy mỗi mảnh cũng được gần 1 tỷ. Tuy không lên nhanh như mong đợi ban đầu nhưng cũng không tới mức tệ." Chị Liên vui vẻ chia sẻ.

Hiện tại, tuy vợ chồng đã có nhà, có đất để dành như thế nhưng chị Liên kể, chị vẫn duy trì kế hoạch chi tiêu không quá 30% thu nhập mỗi tháng vì chị bảo: "Thời buổi làm ăn kinh tế mỗi ngày mỗi khó, lại dịch bệnh thế này chi tiêu phải khoa học, tiết kiệm không được vung tay quá trán. Tránh trường hợp có tình huống xấu nào đó ập tới lại khó hòng chống đỡ được. Vậy nên dù gì, riêng khoản tài chính, kinh tế là mình phải có sự chuẩn bị trước".

Previous
Next Post »
Thanks for your comment