Sự thật đằng sau tin đồn ăn thịt nướng uống bia có thể giảm chất gây ung thư

Thực tế, uống bia tốt cho sức khỏe nhưng chỉ với một lượng vừa phải (<330 ml/ngày) và chắc chắn rằng không ít người "làm bạn" với bia trong nhiều năm qua vẫn hiểu nhầm 4 sự thật về bia dưới đây.

Ăn thịt nướng uống bia có thể làm giảm chất gây ung thư?

Có tin đồn trên mạng internet rằng ăn thịt nướng uống bia có thể làm giảm chất gây ung thư từ thịt nướng, vì bia có chứa chất oxy hóa, có thể ức chế chất độc hại trong thịt nướng.

Tin đồn này khiến các tín đồ thịt nướng vô cùng thích thú và uống bia nhiều hơn trong các bữa tiệc thịt nướng.

Tuy nhiên các tín đồ thịt nướng cũng đừng mừng vội mặc dù các nhà nghiên cứu khoa học đã kết luận rằng, các chất gây ung thư như hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs - Polycyclic Aromatic Hyrocarbons) trong thịt nướng đã giảm khi ăn thịt nướng uống bia.

Thế nhưng, nghiên cứu này chỉ mới được thử nghiệm với miếng thịt lợn được ngâm trong bia 4 tiếng rồi mới đem ra nướng.

Mạch nha, hoa bia và các thành phần khác trong bia chứa một lượng polyphenol nhất định, có tác dụng chống oxy hóa hiệu quả.

Vì vậy, trong quá trình ngâm thịt lợn, chất này có thể bảo vệ miếng thịt ở một mức độ nhất định, do đó làm giảm chất gây ung thư. Tuy nhiên, điều này rõ ràng không giống với khi uống bia.

Uống bia rượu ít thì không thể bị nghiện bia rượu?

Sự thật đằng sau tin đồn ăn thịt nướng uống bia có thể giảm chất gây ung thư - Ảnh 1.

Nghiện rượu là một bệnh mãn tính, có thể bắt đầu ngay khi uống một lượng nhỏ đều đặn. Sau đó, người bệnh dần dần sẽ cảm thấy không được thỏa mãn và bắt đầu tăng dần lượng rượu lên. Về lâu về dài, điều này sẽ khiến người bệnh thèm muốn và rượu là nhu cầu bắt buộc cần phải có trong cuộc sống hàng ngày.

Khi uống rượu, người bệnh ban đầu sẽ có cảm giác hưng phấn, nhẹ nhõm, thoải mái nhưng sau đó sẽ từ từ biến thành cảm giác bất ổn như buồn rầu, giận giữ, đa nghi vô cớ.

Tiếp đó là giai đoạn nguy kịch khi người bệnh nói không còn rõ ràng, rơi vào trạng thái hôn mê hay ngộ độc và nghiêm trọng hơn có thể khiến hệ thống tuần hoàn bị tê liệt, đe dọa đến tính mạng.

Sự xuất hiện của chứng nghiện rượu có liên quan nhiều đến việc uống rượu và sự trao đổi chất của chính nó.

Mặc dù lượng cồn trong bia không cao nhưng bia rất dễ uống nhiều và một khi vượt quá khả năng chịu đựng của cơ thể có thể khiến người uống mắc bệnh nghiện rượu.

Uống bia có thể ngăn ngừa bệnh loãng xương?

Sự thật đằng sau tin đồn ăn thịt nướng uống bia có thể giảm chất gây ung thư - Ảnh 2.

Có tin đồn rằng những người trung niên và cao tuổi nên uống bia nhiều hơn bởi vì trong bia có chứa một khoáng chất tên là silicon, có thể làm tăng mật độ xương và giúp ngăn ngừa bệnh loãng xương.

Thế nhưng trên thực tế, đây là một tin đồn sai lệch, bởi có rất nhiều thực phẩm quanh ta chứa nhiều silicon trong khi có rất ít người bị thiếu silicon.

Nếu bạn muốn dựa vào việc uống bia để bổ sung silicon, bạn cần phải uống rất nhiều mới có thể đáp ứng được nhu cầu mà cơ thể cần.

Chất phytoestrogen trong bia có thể "biến" đàn ông thành phụ nữ?

Một số người nói rằng bia có chứa nhiều chất phytoestrogen và nếu uống bia thường xuyên có thể khiến sự nam tính của đàn ông dần dần biến mất, đặc điểm nữ giới xuất hiện chẳng hạn như ngực và hông to hơn.

Trên thực tế, chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh được điều này.

Chất phytoestrogen khác với hormone estrogen trong cơ thể, từ đó không thể phá vỡ sự cân bằng hormone trong cơ thể, đồng nghĩa với việc không thể biến đàn ông thành đàn bà.

*Theo sohu

Previous
Next Post »
Thanks for your comment