4 tuổi đã bị polyp
Lường .Q. V 4 tuổi, Mộc Châu, Sơn La được bố đưa đến Bệnh viện đa khoa huyện Mộc Châu khám trong tình trạng bé đã bị đi ngoài ra máu gần như liên tục một thời gian khá dài.
Gia đình bé V cho biết cháu đã chưa cháu đi khám và điều trị ở nhiều nơi, được chẩn đoán là đi ngoài ra máu chưa rõ nguyên nhân hoặc nứt kẽ hậu môn… Cháu đã được điều trị nhiều đợt với các loại thuốc khác nhau nhưng chỉ đỡ 1 thời gian sau đó lại tiếp tục đi ngoài ra máu không dứt.
Bác sĩ Khuất Thanh Bình – PGĐ - Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Mộc Châu đã đưa hướng chẩn đoán cháu bị bệnh polyp đại tràng và chỉ định soi đại tràng.
Polyp đại tràng ở bé V.
Kết quả nội soi cho thấy cháu có polyp đại tràng: polyp tại đại tràng sigma kích thước 1,5 x 2 cm, khá to nhưng do ở vị trí góc đại tràng sigma và đại tràng xuống nên rất dễ bị bỏ sót và cắt polyp ở vị trí này cũng thường khó khăn. Tuy nhiên, với kinh nghiệm nội soi tiêu hoá nhi, bác sĩ Bình và ê kíp đã cắt thành công polyp cho bệnh nhi.
Hay trường hợp bé N.V.H (7 tuổi, Hà Tĩnh) được gia đình đưa đi khám vì thường xuyên đại tiện lẫn máu tươi. Lúc đầu nghĩ do trẻ bị táo bón, gia đình đã thay đổi chế độ ăn cho trẻ, ăn toàn rau lang, rau mùng tơi, chuối, đu đủ… Bé đi ngoài không táo bón nhưng vẫn lẫn rất nhiều máu tươi trong phân khiến gia đình sốt ruột mới đưa bé ra Hà Nội khám.
Bác sĩ quyết định tiến hành nội soi đại tràng cho cháu bé bằng ống nội soi mềm, dùng thuốc an thần. Kết quả phát hiện tại đại tràng sigma có 2 polyp kích thước nhỏ 0,4 cm, tại trực tràng cũng có một polyp lớn kích thước 1,5 cm. Trong quá trình nội soi bác sĩ đã cắt cả 3 polyp trên.
GS.TS Đào Văn Long, nguyên Giám đốc trung tâm nội soi bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, bé H đến khám có tình trạng đi ngoài ra máu thường xuyên, nhất là 1 tuần trở lại đây dù phân không cứng, có biểu hiện thiếu máu.
Polyp đại trực tràng (đặc biệt là loại có cuống) dễ bị chảy máu khi phân đi qua chính là nguyên nhân gây chảu máu khi đại tiện ở cháu bé. Ngay sau khi cắt polyp tình trạng đại tiện ra máu không còn. Bệnh nhi được chỉ định thêm sắt acid folic, dinh dưỡng hợp lý để phục hồi sức khỏe.
Dấu hiệu dễ nhầm táo bón
GS Long cho biết, một số trường hợp trẻ nhỏ từ 3 – 9 tuổi do ông trực tiếp khám được phát hiện polyp đại trực tràng chỉ từ dấu hiệu ban đầu là đại tiện ra máu thường xuyên. Đây là bệnh lý gặp khá nhiều ở trẻ em, với đặc trưng là đi ngoài phân dính máu. Vì thế nó cũng dễ bị nhầm sang táo bón, nứt hậu môn (tuy nhiên những trường hợp này thường hiếm)…
Tuy nhiên, GS Long cho rằng có những trẻ đại tiện ra máu là là do polyp đại tràng mà phải qua thăm khám bác sĩ mới chẩn đoán được.
Nội soi cắt polyp cho trẻ
Bác sĩ Long tâm sự có trường hợp bệnh nhi 14 tuổi đến khám ban đầu chỉ với biểu hiện rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đi ngoài ra máu, qua nội soi bác sĩ phát hiện hàng nghìn polyp. Nhưng trường hợp này là bệnh hiếm, mang yếu tố gene, yếu tố gia đình.
"Bệnh polyp trực tràng ở trẻ nhỏ có thể có yếu tố gia đình hoặc không. Đây không phải là bệnh lý quá nguy hiểm, nhưng khi các polyp gây ra tình trạng chảy máu khi đại tiện thì cần phải can thiệp để giảm nguy cơ mất máu, thiếu máu nặng.
Hơn nữa, các polyp này đa phần là lành tính, nhưng một số có thể trở thành ung thư. Ở người lớn, phần lớn ung thư đại trực tràng bắt nguồn từ các polyp này do theo thời gian, một vài polyp có thể hóa ác trở thành ung thư", GS Long nói.
Giáo sư Long khuyến cáo, khi trẻ có biểu hiện đau bụng, rối loạn tiêu hóa nhiều, đặc biệt đại tiện ra máu, thay đổi phân, số lần đại tiện, đặc điểm điểm phân không bình thường cha mẹ nên đưa con đi khám ở các cơ sở Nhi khoa, nếu thấy cần thiết sẽ được chỉ định nội soi đại tràng, cần thiết sẽ được nội soi toàn bộ đại trực tràng.
Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon