Đi ngoài phân đen, tưởng bình thường nhưng người đàn ông này suýt chết vì căn bệnh khiến cơ thể liên tục mất máu

Đó là trường hợp của anh T.V.T.C. (33 tuổi, sống ở TP.HCM), nhập viện cấp cứu trong tình trạng nôn ói ra máu bầm liên tục.

Đi cầu phân đen liên tục, tưởng bình thường nhưng xuất huyết tiêu hóa suýt chết

Được biết, bệnh nhân đã đi ngoài phân đen nhiều lần vài ngày trước, nhưng nghĩ bình thường nên không đi khám bệnh. Tình trạng này xuất hiện khi người đàn chưa dùng hết món đầu tiên tại tiệc cưới của bạn.

Mãi đến khi không còn chịu nổi, anh C. vào viện trong tình trạng liên tục nôn ra máu bầm và vẫn đi cầu phân đen. Đặc biệt, lượng máu trong người bệnh nhân mất đến mức báo động, phải được truyền đến 10 đơn vị hồng cầu lắng (3,5 lít máu) để bồi hoàn.

Đi ngoài phân đen, tưởng bình thường nhưng người đàn ông này suýt chết vì căn bệnh khiến cơ thể liên tục mất máu - Ảnh 1.

Ảnh chụp CT phát hiện búi dị dạng mạch máu của bệnh nhân.

Sau khi hồi sức tích cực, anh C. được các BS tiến hành chụp CT thì phát hiện búi dị dạng mạch máu từ một nhánh của động mạch mạc treo tràng trên, nằm ngay trên thành ruột non đang có dấu hiệu chảy máu. Đây chính là thủ phạm khiến bệnh nhân kéo dài.

Trước tình trạng này nên sau khi hội chẩn, ekip BS quyết định điều trị khẩn cấp cho anh C. bằng phương pháp can thiệp mạch để nút búi dị dạng.

Quá trình thủ thuật, BS can thiệp luồn một ống thông nhỏ đường kính chỉ khoảng 1mm từ động mạch đùi tại vùng bẹn, qua động mạch chủ bụng vào động mạch mạc treo tràng trên rồi bơm thuốc cản quang vào để tìm nhánh động mạch dị dạng.

Đi ngoài phân đen, tưởng bình thường nhưng người đàn ông này suýt chết vì căn bệnh khiến cơ thể liên tục mất máu - Ảnh 2.

Một bệnh nhân điều trị tại BV Hoàn Mỹ Sài Gòn.

Khi xác định chính xác ổ dị dạng, ekip can thiệp nút toàn bộ các mạch máu dị dạng. Sau 24 giờ căng thẳng, thủ thuật kết thúc thành công. Bệnh nhân không còn triệu chứng chảy máu, sức khỏe dần phục hồi và được xuất viện.

Theo các chuyên gia, xuất huyết tiêu hóa là hiện tượng máu thoát ra khỏi lòng mạch chảy vào ống tiêu hoá, biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu đi ngoài ra máu.

Bệnh này thường gặp ở nam nhiều hơn nữ, xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng tập trung ở người từ 20-50 tuổi.

Một số yếu tố nguy cơ gây nên tình trạng này là việc thay đổi thời tiết, căng thẳng quá mức, lạm dụng thuốc giảm đau, kháng viêm, corticoid… Xuất huyết tiêu hóa cũng có thể do tăng áp lực tĩnh mạch cửa, ly trực trùng hoặc ở bệnh nhân ung thư đại tràng.

Với những trường hợp xuất huyết tiêu hóa cấp, nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến mất mạng.

Phương pháp trị xuất huyết ồ ạt mà không phải cắt ruột

BS Nguyễn Phước Thuyết, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện (BV) Hoàn Mỹ Sài Gòn, người trực tiếp thực hiện thủ thuật chia sẻ, can thiệp mạch cầm máu trong xuất huyết tiêu hóa là một kỹ thuật điều trị xâm lấn tối thiểu.

Theo kinh điển, người bệnh chảy máu ruột non ào ạt như thế này cần được mổ cắt đoạn ruột đang chảy máu. Tuy nhiên cuộc mổ thường khó khăn do không dễ tìm thấy vị trí chảy máu trong lòng ruột.

Đi ngoài phân đen, tưởng bình thường nhưng người đàn ông này suýt chết vì căn bệnh khiến cơ thể liên tục mất máu - Ảnh 3.

Hình ảnh sau khi làm thuyên tắc mạch máu.

Với kỹ thuật can thiệp mạch, người bệnh tránh được cuộc mổ lớn, không cần phải cắt bỏ đoạn ruột, thời gian phục hồi nhanh, thời gian cần nằm viện ngắn.

"Can thiệp mạch điều trị chảy máu tiêu hóa là một kỹ thuật khó, đòi hỏi BS thực hiện phải có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng vì phải luồn ống thông vào tận mạch máu dị dạng trên thành ruột mới bơm thuốc tắc mạch an toàn. Hơn nữa, việc chọn lựa tắc mạch máu nào cũng quan trọng vì nếu tắc ít mạch sẽ không đủ cầm máu, nếu tắc nhiều mạch, ruột sẽ thiếu máu nuôi dẫn đến hoại tử và thủng ruột" – BS chia sẻ.

Đi ngoài phân đen, tưởng bình thường nhưng người đàn ông này suýt chết vì căn bệnh khiến cơ thể liên tục mất máu - Ảnh 4.

BS cảnh báo người dân không nên chủ quan khi xuất hiện tình trạng đi ngoài phân đen.

Qua trường hợp này, các BS khuyên người dân cần lưu ý đi ngoài phân đen là biểu hiện của chảy máu từ đường tiêu hóa, không nên chủ quan với dấu hiệu này mà cần đi khám sớm để tìm nguyên nhân. Việc vào viện trễ có thể đe dọa đến tính mạng.

Bên cạnh đó, nên thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bất thường bẩm sinh nhằm tránh tình huống xấu diễn ra đột ngột.

Previous
Next Post »
Thanks for your comment