Đối với cha mẹ, con cái chỉ cần bị một chút tổn hại, bản thân họ đều rất đau lòng. Thậm chí những người làm cha làm mẹ còn mong muốn mình sẽ là người chịu đau đớn thay con, họ rất sợ con bị tai nạn hoặc gặp những chuyện xảy ra ngoài ý muốn. Câu chuyện của một cậu bé ở Vân Nam (Trung Quốc) bị giáo viên bạo hành đang khiến cha mẹ vô cùng phẫn nộ.
Tiểu Minh năm nay 5 tuổi, vì công việc của cha mẹ rất bận, thời gian dài cậu bé ở trường mẫu giáo, do vậy, mối quan tâm của cha mẹ đối với Tiểu Minh ngày càng ít dần. Một lần, khi Tiểu Minh đi ngủ vào buổi tối, mẹ cởi quần để thay quần áo ngủ cho bé, đột nhiên Tiểu Minh liền hét lên kêu bị đau mông, điều này khiến cha mẹ bé hết sức nghi ngờ, liền xem xét tỉ mỉ mông của con trai, phát hiện có một vết đỏ dài trên mông.
Nguyên nhân là vì ở trường Tiểu Minh tương đối nghịch ngợm nên thường bị các cô ở trường đánh mắng (Ảnh minh họa).
Đến ngày thức hai, thấy con vẫn kêu đau, bố mẹ đưa Tiểu Minh đến bệnh viện kiểm tra, bác sĩ cho biết đây là biểu hiện rõ ràng của việc chấn thương. Sau khi nghe xong, mẹ Tiểu Minh vô cùng phẫn nộ. Bản thân mẹ Tiểu Minh không nỡ đánh con, vậy mà bây giờ đứa con trai bé bỏng lại bị tổn thương đau đớn đến thế.
Sau cuộc nói chuyện của mẹ với Tiểu Minh, cuối cùng cậu bé cũng nói ra sự thật. Nguyên nhân là vì ở trường Tiểu Minh tương đối nghịch ngợm nên thường bị các cô ở trường đánh mắng. Nghe đến đây, mẹ Tiểu Minh rất tức giận, sau đó cô đã đưa con trai đến trường, hi vọng các cô giáo tại trường có lời giải thích thỏa đáng. Tuy nhiên, giáo viên cho rằng sự việc này không nghiêm trọng, không lý giải gì cho mẹ Tiểu Minh. Vì vậy, mẹ bé đã quyết định báo cảnh sát.
Câu chuyện trên đã nhắc nhở các cha mẹ cần chú ý đến những dấu hiệu cảnh báo việc trẻ có thể đang bị bạo hành ở trường học. Cha mẹ cần lưu ý đến các biểu hiện của trẻ bị bạo hành dưới đây:
Các biểu hiện về thể chất
Những đứa trẻ bị bạo hành thường có phản ứng khá cực đoan: một đứa trẻ bình thường ưa vận động và vui tươi có thể trở nên thụ động (Ảnh minh họa)
Chỉ cần quan sát kỹ bàn tay, chân, cổ, mông, má của trẻ trước và sau khi đón trẻ về là cha mẹ có thể biết được chuyện gì đã diễn ra ở trường.
- Cha mẹ cần kiểm tra xem con có vết bầm tím, cào xước, vết bỏng, vết lằn... nào không, nếu có cần chú ý ngay. Với các bé đã biết nói và có thể nói chuyện, cha mẹ nên giúp con cởi mở, thường xuyên trò chuyện hỏi han con những chuyện ở trường.
- Tuyệt đối không bao giờ tỏ ra nóng giận, quát mắng con khi con kể chuyện dù con có làm gì sai mà nên giữ sự chừng mực, thoải mái, vì các bé có thể sẽ không dám kể chuyện mình bị bạo hành với cha mẹ nếu bị kẻ xấu tiêm nhiễm vào đầu óc rằng các bé hư và đáng bị phạt.
Các biểu hiện hành vi
- Trẻ khóc và chống đối khi đến giờ đi nhà trẻ hoặc tỏ ra sợ hãi khi có sự xuất hiện của người trông trẻ hoặc một người lớn nào khác (Đây chỉ là một trong các biểu hiện và có thể đơn thuần do trẻ không muốn xa bố mẹ, nhưng cha mẹ cần chú ý hơn khi trẻ có những thay đổi bất thường).
- Trẻ có thay đổi về hành vi như né tránh sự chăm sóc, gần gũi của bố mẹ, hoặc tỏ ra bám bố mẹ một cách quá đà. Những đứa trẻ bị bạo hành thường có phản ứng khá cực đoan: một đứa trẻ bình thường ưa vận động và vui tươi có thể trở nên thụ động, trong khi những đứa trẻ vốn trầm tính thì lại hay gây hấn và xung động hơn.
- Rối loạn ngôn ngữ: Trẻ có thể gặp vấn đề trong giao tiếp hay phản ứng khi trò chuyện, phản ứng chậm, thường xuyên tỏ ra sợ sệt - đặc biệt là nếu trước đây trẻ không tỏ ra có gì bất thường. Điều này có thể là do trẻ bị bạo hành bằng lời nói hay hành động nên sợ nếu nói không đúng ý người lớn sẽ bị phạt. Trẻ bị bạo hành cũng có thể nảy sinh rối loạn ngôn ngữ như nói lắp.
- Rối loạn giấc ngủ: Trẻ khó ngủ, thường ngủ không yên giấc, có thể khóc thét giữa giấc ngủ...
- Có những biểu hiện lạ mà trước khi đi nhà trẻ không có: nghiến răng, cắn móng tay, thở nhanh, hồi hộp hoặc toát mồ hôi khi về nhà.
Nguồn: Sohu
Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon