Trẻ sơ sinh dưới 4 tháng tuổi thường ít khi bị ho do bé có được miễn dịch thụ động bao gồm các kháng thể truyền qua sữa mẹ. Bên cạnh đó, ở những tháng này bé thường được bao bọc chăm sóc kỹ lưỡng, ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên tránh được các thay đổi đột ngột của thời tiết như gió lạnh, không khí ẩm hoặc tiếp xúc với nguồn lây bệnh … Tuy vậy đối với trẻ đẻ thiếu cân, trẻ đẻ non, trẻ suy dinh dưỡng hoặc trẻ không được bú sữa mẹ thì vẫn có thể bị ho bởi các bệnh lý đường hô hấp, đặc biệt là bệnh viêm phổi do vi khuẩn hoặc virus ngay từ những ngày đầu tiên chào đời.
Trẻ dưới 12 tháng tuổi có thể ho do cảm lạnh thông thường vài ba lần trong năm, khi thời tiết giao mùa hoặc do vô tình tiếp xúc nguồn bệnh. Dấu hiệu của cơn cảm lạnh dễ nhận ra khi bé ho kèm theo hắt hơi, sổ mũi, sốt nhẹ.
Ngoài cảm lạnh thông thường, một số bệnh lý sau đây có thể là nguyên nhân ít biết gây nên cơn ho cho trẻ bố mẹ cần lưu ý để có biện pháp xử trí kịp thời:
Nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV)
Mặc dù trẻ mọi lứa tuổi có thể bị nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV) nhưng căn bệnh này phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các triệu chứng của RSV tương tự như triệu chứng cảm lạnh nhưng diễn biến cơn ho ngày càng nặng và hơi thở của bé trở nên mệt nhọc. RSV thường tấn công trẻ vào khoảng thời gian giao mùa thu đông giữa tháng mười một và giao mùa xuân hè giữa tháng ba. RSV có thể dẫn tới các bệnh về đường hô hấp nghiêm trọng hơn như viêm tiểu phế quản và viêm phổi, đặc biệt là ở trẻ dưới một tuổi.
Viêm thanh quản
Viêm thanh quản đặc trưng bởi cơn ho sâu, tiếng ho ông ổng, có tiếng rít khi bé thở. Nhiều trường hợp viêm thanh quản có thể chăm sóc tại nhà, tuy nhiên nếu thấy bé ho liên tục không giảm hoặc sốt cao kéo dài, bé mệt nhiều, ăn kém, cha mẹ nên đưa trẻ tới bác sĩ để được kiểm tra.
Viêm xoang
Trường hợp bé bị ho, sổ mũi kéo dài ít nhất 10 ngày mà không có dấu hiệu cải thiện và bé đã được khám để loại trừ viêm phế quản, phổi thì có thể bé đã bị viêm xoang. Khi các hốc xoang bị nhiễm khuẩn, các chất nhầy sẽ không ngừng chảy xuống phía sau cổ họng của bé gây ra phản xạ ho. Lúc này, cha mẹ cần cho bé tái khám bác sĩ để được chỉ định một loại thuốc kháng sinh thích hợp cho bé. Thuốc ho thảo dược giúp tiêu nhầy đường hô hấp cũng có thể giúp bé thuyên giảm cơn ho hiệu quả và an toàn.
Bệnh ho gà
Ho gà là bệnh đã trở nên ít phổ biến do việc sử dụng rộng rãi vắc–xin phòng ho gà cho trẻ. Tuy nhiên một số trẻ vẫn có thể mắc bệnh do không được tiêm phòng đầy đủ. Khi mắc ho gà, bé ho không ngừng suốt 20-30 giây, bé phải gắng thở trong những cơn ho liên tiếp không ngừng. Bé có thể có những triệu chứng như cảm lạnh, hắt hơi, chảy nước mũi, ho nhẹ đến hai tuần trước khi những cơn ho nặng hơn bắt đầu. Bệnh go gà có thể rất trầm trọng ở trẻ dưới 1 tuổi vì vậy cha mẹ cần cho bé đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Bệnh xơ nang (cystic fibrosis - CF)
Theo ước tính cứ 3.600 trẻ thì có 1 trẻ có nguy cơ mắc bệnh xơ nang. CF là một căn bệnh có tính chất di truyền trong gia đình. Bệnh ảnh hưởng đến phổi và hệ tiêu hóa với các triệu chứng từ nhẹ đến nặng bao gồm: khó thở; ho ra đờm đặc quánh; không thể tăng cân; đại tiện thường xuyên, ra nhiều phân và phân có mùi hôi; da có vị mặn; nhiễm trùng phổi tái phát; tắc nghẽn ruột do phân su ở trẻ sơ sinh. Bệnh CF thường bị nhầm lẫn với một số bệnh khác như hen, viêm phế quản, viêm phổi, bệnh celiac bởi chúng cũng có những triệu chứng tương tự. Vì vậy trẻ cần được chẩn đoán và điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa.
Một số cách trị ho cho trẻ an toàn bằng thảo dược cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Cơn ho của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần được làm thuyên giảm dù do nguyên nhân nào để tránh cho bé bị ho quá nhiều dẫn tới kiệt sức. Bởi sức khỏe của bé lúc này đang yếu, bé cũng rất nhạy cảm với các hoạt chất thuốc nên việc sử dụng thuốc ho cần phải rất thận trọng. Nếu cơn ho của trẻ chỉ đơn thuần là ho gió, ho cảm nhẹ thì bố mẹ có thể sử dụng những nguyên liệu tự nhiên tại nhà để giảm ho cho con. Một số nguyên liệu đó là lá hẹ, cam nướng, củ cải hấp đường phèn v.v… Lưu ý chọn nguyên liệu phải sạch và nên cho bé uống lượng nhỏ ban đầu, sau đó có thể tăng dần lên nếu cần.
Lá thường xuân (Hederae helix) – thảo dược cho bé bị ho do viêm đường hô hấp. Đây là 1 loại thảo dược được dùng để điều trị bệnh đường hô hấp tại châu Âu từ thế kỷ 16. Hoạt chất chính từ lá thường xuân được các nhà khoa học Đức tìm ra là α-hederin. Chất này có tác dụng tiêu nhầy (đờm), chống co thắt phế quản từ đó điều trị nguyên nhân gây ra ho mà không làm mất phản xạ ho tự nhiên của cơ thể. Tại Đức, Lá thường xuân được công ty Dược phẩm Engelhard Arzneimittel chiết xuất theo một quy trình đặc biệt tạo ra hoạt chất đặc biệt Cao khô lá thường xuân (Hederae helicis folii extractum siccum. Hoạt chất này là thành phần chính của thuốc ho Prospan®. Prospan® được nhâp khẩu trực tiếp từ CHLB Đức về Việt Nam bởi Tập đoàn dược phẩm SOHACO và đã được nhiều mẹ biết đến trong nhiều năm qua. Các mẹ có con nhỏ có thể tham khảo và sử dụng để giúp cơn ho của bé nhanh chóng thuyên giảm một cách hiệu quả và an toàn. Đặc biệt Prospan® là thuốc ho thảo dược có thể dùng cho trẻ sơ sinh từ những ngày đầu tiên chào đời.
THUỐC HO PROSPAN – Thuốc ho cho cả gia đình – Thuốc ho dùng được cho Bé sơ sinh. Prospan ® duy nhất sản xuất bởi Engelhard Arzneimittel, CHLB Đức - Nhập khẩu và phân phối chính thức tại Việt Nam duy nhất bởi Tập đoàn Dược phẩm SOHACO. Thông tin chi tiết xem thêm tại website : http://prospan.com.vn/ Hoặc facebook: SiroHoProspan.VietNam Dược sĩ tư vấn thuốc: 094.240.8866 Kể từ 15/8/2016, Prospan ® thay đổi bao bì mới với hình ảnh lá thường xuân xanh 3D trên vỏ hộp (thống nhất hình ảnh tại CHLB Đức và Việt Nam) để phân biệt với sản phẩm nhái và sản phẩm xách tay không rõ nguồn gốc. Thông tin nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và phân phối được in trực tiếp trên vỏ hộp bằng tiếng Việt để giúp người dùng dễ dàng kiểm tra. Hoạt chất: Cao khô lá thường xuân (Hederae helicis folii extractum siccum) Chiết xuất Lá thường xuân theo quy trình đặc biệt của EA (Engelhard Arzneimitel GmbH&Co.KG, CHLB Đức). Chỉ định: Viêm đường hô hấp cấp có kèm theo ho, dùng để điều trị triệu chứng trong các bệnh lý viêm phế quản mãn tính. Chống chỉ định: Những trường hợp bất dung nạp fructose.Thận trọng: Phụ nữ có thai và cho con bú nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ. Liều dùng và cách dùng: Bé sơ sinh, Bé nhỏ (dưới 6 tuổi): 2,5 ml x 3 lần/ ngày; Bé ở độ tuổi đi học (6 – 9 tuổi) và thiếu niên (> 10 tuổi): 5ml x 3 lần/ngày; Người lớn: 5 – 7,5 ml x 3 lần/ngày. Lắc kỹ trước khi sử dụng. Để thuốc xa tầm tay Bé em.Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. |
Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon