Đậu tương đen - món ăn, vị thuốc của người Trung Quốc, Nhật Bản xưa
Theo truyền thuyết Trung Hoa, vào thời Tây Hán từ 1.900 năm trước, Lưu An là một người con hiếu thảo. Trong quá trình chăm sóc mẹ già bị bệnh, ông đã ngày ngày xay đậu tương đen nấu thành sữa cho mẹ uống.
Từ đó, sữa đậu tương đen dần dần phổ biến trong thiên hạ, nhiều người sử dụng và truyền từ đời này qua đời khác, cách chế biến cũng ngày càng đa dạng hơn.
Còn vào thời nhà Đường, đậu tương đen được xem là thực phẩm quan trọng nằm trong kho báu hoàng gia, từ hoàng đế đến công chúa đều thường xuyên sử dụng.
Người xưa còn ghi lại rằng 1 trong 4 người đẹp cổ đại Trung Quốc là Dương Quý Phi cũng thường xuyên ăn đậu tương đen để giữ gìn sự trẻ trung và xinh đẹp.
Theo tờ Japan Times, đậu tương đen có nguồn gốc từ Trung Quốc và được người dân bản địa sử dụng để đào thải độc tố trong cơ thể và cực kỳ lợi tiểu. Còn người dân Nhật Bản lại sử dụng những hạt đậu màu đen này để chữa viêm họng.
Nattou-món ăn truyền thống vào dịp năm mới được làm từ đậu tương đen lên men.
Không những thế, ở xứ sở hoa anh đào, trong khi đậu tương vàng thường được người dân sử dụng để chế biến món ăn hàng ngày thì đậu tương đen lại được "tôn vinh" vào một lần duy nhất trong năm, đó là vào dịp năm mới.
Khi đó, người Nhật thường nấu món nattou được làm từ đậu tương đen lên men. Vì được xem là thuốc kháng sinh, nên món nattou có thể điều trị cảm lạnh, sốt, đau đầu, mất ngủ, khó chịu ở ngực và thải độc.
Đầu năm ăn món nattou, cả năm sẽ không bị bệnh tật. Và sự kỳ diệu của món ăn truyền thống đó xuất phát từ đậu tương đen.
Sự khác nhau giữa đậu tương đen và đậu tương vàng
Đậu tương đen và đậu tương vàng có chung nguồn gốc nhưng giá trị dinh dưỡng lại có phần khác biệt khi đưa ra so sánh chi tiết về hàm lượng dinh dưỡng.
Tương tự như đậu tương vàng, đậu tương đen có chứa protein, chất béo, hydrocacbon, các vitamin đặc biệt các vitamin B1, B2, B12, ngoài ra còn có các vitamin PP, E, A, K, D, C… và các khoáng chất như kali, sắt...
Nhưng đậu tương đen có hàm lượng Carotenoid (tiền vitamin A), Omega 3 và Omega 6 cao hơn so với đậu tương thường từ 10 - 60%.
Đậu tương đen chứa hàm lượng protein cao hơn đậu tương vàng khoảng 36-40%, cao gấp đôi so với thịt, gấp 3 lần so với trứng và gấp 12 lần so với sữa.
So với đậu tương vàng, đậu tương đen có một số hàm lượng dinh dưỡng nổi bật hơn.
Vì hàm lượng protein, kali, vitamin cao hơn nên có giá trị giải nhiệt rất tốt, lợi tiểu hơn và nhiều chất chống oxy hóa hơn đã biến hạt đậu tương đen cũng trở nên đặc biệt hơn.
Đến y học hiện đại cũng "tôn vinh" đậu tương đen
Trong quan niệm y học cổ truyền, đậu tương đen có tác dụng bổ thận và lá lách, nuôi dưỡng âm, thúc đẩy tuần hoàn máu, lợi tiểu và đào thải các chất độc hại.
Vì vậy, đậu tương đen còn được sử dụng để làm mát gan và điều tiết lưu thông khí, tăng cường sinh lực và năng lượng cho cơ thể.
Đậu tương đen còn chữa bệnh phù, vàng da và tạo ẩm cho da, chứng đầy bụng hoặc sưng chân tay, bệnh ngoài da như mụn nhọt, làm giảm độc tính của thuốc, tốt cho da và tóc.
Trong các nghiên cứu hiện đại chỉ ra rằng, đậu tương đen rất giàu các chất có lợi cho sức khỏe như phytoestrogen, isoflavone và oligosaccharide nên có thể điều trị và phòng ngừa một số bệnh dưới đây.
- Giảm cholesterol và sơ cứng động mạch:
Các isoflavone trong protein của đậu tương làm giảm cholesterol trong máu và do đó làm giảm nguy cơ các bệnh về tim mạch ở con người.
Chất này còn làm tăng cholesterol HDL (một loại cholesterol có lợi), làm giảm cholesterol LDL (một loại cholesterol có hại), có tác dụng phòng ngừa bệnh tiểu đường.
Các axit béo linolic và linoleic cùng với photpholipid, lecithin trong đậu tương giúp ngăn cản sự tích tụ cholesterol trong thành mạch máu từ đó hạn chế bệnh cao huyết áp.
- Ngăn ngừa nhiều bệnh ung thư
Các isoflavones trong đậu tương đen là chất hóa học tương tự thuốc tamoxiphen, có tác dụng làm giảm nguy cơ ung thư vú. Nhiều nghiên cứu đều cho rằng những người ăn nhiều đậu tương và các loại thực phẩm từ đậu tương sớm có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú ở tuổi trưởng thành.
Các nhà khoa học Nhật Bản phát hiện ra rằng những người ăn một bát súp đậu tương mỗi ngày có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư dạ dày tới 30% so với những người không bao giờ ăn món này.
Không những thế, các isoflavones trong đậu tương đen có tác dụng làm giảm nồng độ PSA huyết thanh – một loại huyết thanh gây tăng trưởng khối u tuyến tiền liệt.
Chất phytoestrogens trong đậu tương đen có hoạt tính chống estrogen trong mô tử cung nên có thể chống lại bệnh ung thư nội mạc tử cung.
Cho đến nay, nhiều nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống có nhiều loại thực phẩm từ đậu tương có thể giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.
- Giảm các triệu chứng tiền mãn kinh
Chất estrogen có trong thành phần của chất isoflavones ở đậu tương đen có thể giảm các triệu chứng mãn kinh ở phụ nữ như nóng bừng… mà không tạo ra các vấn đề liên quan đến estrogen.
- Giảm nguy cơ loãng xương
Các protein đậu tương hoặc các isoflavones trong đậu tương giúp cải thiện và hình thành xương, làm giảm đáng kể nguy cơ loãng xương.
- Giúp chống ô nhiễm và tác hại của bức xạ
Đậu tương đen cũng đã được chứng minh có khả năng chống lại các tác dụng phụ của xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa trị và ô nhiễm môi trường nhờ chất zybicolin.
Chất zybicolin được sản xuất từ các sản phẩm đậu tương lên men có khả năng đặc biệt để thu hút, hấp thụ và xả nguyên tố phóng xạ như strontium, giải độc cho những ảnh hưởng có hại của thuốc lá và ô nhiễm môi trường.
Những người không nên ăn đậu tương đen
- Người bị viêm dạ dày mãn tính, cấp tính không nên ăn các sản phẩm đậu nành, để không kích thích dạ dày tiết acid, gây đầy hơi. Đậu có chứa một số oligosaccharides, có thể gây ra ợ khí, chướng bụng.
- Người bị viêm dạ dày, bệnh nhân suy thận cần một chế độ ăn protein thấp, trong khi đậu rất giàu protein, chất chuyển hóa sẽ làm tăng gánh nặng cho thận.
- Người bị sỏi thận cũng không nên ăn vì đậu kết hợp với canxi dễ hình thành sỏi, sẽ làm tăng các triệu chứng sỏi thận.
- Người bị gút (gout) cũng cần hạn chế vì gút là bệnh rối loạn chuyển hóa purine, trong khi đậu nành lại là thực phẩm rất giàu purine.
- Người bị thiếu máu hoặc trong quá trình bổ sung sắt cũng nên uống sữa ít. Protein trong đậu nành sẽ cản trở sự hấp thụ sắt của cơ thể, nếu bạn ăn thức ăn có chứa sắt trong khi uống sữa, tỷ lệ hấp thụ sắt sẽ giảm xuống.
Một số cách chữa bệnh bằng đậu tương đen
1. Làm cho tóc đen
Nấu đậu với giấm cho nhừ, chắt lấy nước. Mỗi lần gội đầu chỉ cần lấy khoảng 10 ml và pha nước ấm để gội. Kiên trì thực hiện nhiều lần sẽ thấy tóc đen đáng kể.
Ngoài ra có thể rang 20 hạt đậu với 1 thìa vừng đen để ăn vào bữa tối cũng có thể làm cho tóc đen dần lên.
2. Rụng tóc
Nấu nhừ đậu tương đen, mỗi lần khoảng 50gr, ăn 2 lần/ngày, duy trì trong một tháng. Nếu sau 1 tháng mà chưa cải thiện, có thể sử dụng đậu đen với muối (đậu đen 500 gram + muối 5 gram), ninh nhừ ăn hàng ngày như trên.
3. Đổ mồ hôi trộm
Đậu tương đen, táo tàu mỗi loại 50 gram, long nhãn 15 gram, thêm 3 bát nước, sắc đun lửa nhỏ còn lại một bát, ngày uống hai lần vào sáng và tối.
4. Bệnh thận, tiểu đường
Rang đậu tương đen với thiên hoa phấn (qua lâu) số lượng bằng nhau. Nghiền thành bột, mỗi lần uống 9gram, có thể quấy thành bột hoặc nấu cháo loãng, mỗi ngày uống hai lần.
5. Bổ thận tăng số lượng tinh trùng
Đậu tương đen 50 gram, thịt chó 500 gram, ninh nhừ cùng nhau, ăn 2 lần/ngày.
Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon