Khi thấy người bị tai nạn, rất nhiều người nghĩ rằng, cần đưa ngay nạn nhân đi cấp cứu. Nhưng bạn có biết rằng, trong một số trường hợp, việc di chuyển nạn nhân quá nhanh nhưng không đúng lại có thể gây ra tác hại.
1. Không di chuyển nạn nhân
Chỉ trong trường hợp nạn nhân nằm ở vị trí nguy hiểm thì mới cần di chuyển nạn nhân vào nơi an toàn nhưng phải thực hiện hết sức cẩn thận, nhẹ nhàng. Còn không, tránh rời người bị thương khỏi vị trí hiện tại vì khi chưa xác định thương tích của nạn nhân, việc di chuyển có thể khiến cho vết thương nặng hơn, thậm chí gãy xương. Đặc biệt, nếu tháo mũ bảo hiểm thì cần nhẹ nhàng để tránh đầu họ bị xoắn hoặc vặn.
Lưu ý: Không bế xốc nạn nhân và đưa vào chỗ an toàn nhanh chóng. Nên nhờ thêm sự hỗ trợ từ những người khác.
2. Gọi xe cấp cứu
Trong trường hợp thấy tai nạn, bạn cần hết sức bình tĩnh để có thể gọi cấp cứu một cách chính xác. Số điện thoại gọi cấp cứu tại Việt Nam là 115.
Khi gọi cấp cứu, cần cung cấp chính xác thông tin liên quan đến:
- Địa chỉ chính xác nơi xảy ra tai nạn, có dấu hiệu gì để chỉ đường
- Số điện thoại để liên hệ
- Tai nạn như thế nào (do tàu, xe hơi hay xe máy...), có bao nhiêu người bị nạn, tình trạng nạn nhân ra sao (nam hay nữ, có tỉnh táo không, có chấn thương ở đâu), ...
3. Sơ cứu tạm thời
Trước khi xe cấp cứu tới, bạn hãy cố gắng giữ cho nạn nhân được an toàn nhất có thể (không gặp tai nạn do các phương tiện khác), nói chuyện với nạn nhân để giữ cho nạn nhân tỉnh táo, đồng thời thực hiện một số kĩ năng sơ cứu đơn giản như:
- Kiểm tra hô hấp của nạn nhân
Trong hầu hết các trường hợp tai nạn, việc đầu tiên là cần kiểm tra xem nạn nhân còn thở không, có gì cản trở đường thở của nạn nhân không. Nếu trong miệng nạn nhân có dị vật như gạch, đất, răng... thì cần bỏ ra ngay. Đồng thời giữ không gian xung quanh thoáng cho nạn nhân dễ thở. Nếu nạn nhân bị nặng, cần tiến hành hô hấp nhân tạo để nạn nhân dễ thở hơn.
- Cầm máu cho nạn nhân
Nếu nạn nhân bị chảy máu, cần cầm máu tại chỗ bằng cách dùng khăn sạch (hoặc bông) buộc chặt vào vết thương để tránh mất máu. Nếu chấn thương có vật nhọn đâm vào thì tuyệt đối không lấy vật đó ra vì có thể làm cho máu chảy nhiều hơn.
Lưu ý:
+ Mang găng tay hoặc túi nilon sạch khi cấp cứu người bị nạn để tránh lây truyền bệnh.
+ Ép chặt mép vết thương để quấn băng gạc.
+ Nếu vết thương chảy máu, dập nát hay đứt chi, cần quấn chặt ở vị trí vết thương 3-5cm.
- Nạn nhân bị gãy xương
Dấu hiệu điển hình của việc gãy xương là đau ở vùng gãy, nhất là khi ấn vào hoặc cử động, có thể kèm theo sưng nề, chảy máu hoặc bầm tím. Lúc này, cần cố định tạm thời vùng bị gãy bằng các loại nẹp từ gỗ, tre... Đặc biệt tránh sự di chuyển để không làm tổn thương thêm mạch máu, thần kinh cơ. Nếu phần xương bị gãy gần các khớp thì phải cố định cả phần khớp.
- Nạn nhân bị chấn thương ở đầu
Chấn thương ở đầu rất nguy hiểm, có thể do va đạp vùng đầu. Lúc này, nếu cấp cứu cần tránh tự ý di chuyển mà nên nhờ sự giúp đỡ của người khác. Nạn nhân bị chấn thương ở đầu có thể vỡ sợ, dập não... dẫn đến xuất huyết trong, co giật... Vì vậy, cần để nạn nhân ở nơi thoáng khí, nếu không chảy máu đầu, cổ thì nên kê đầu cao một chút và giữ ấm. Cách này có tác dụng tránh nguy cơ nhồi máu cơ tim.
- Nạn nhân có biểu hiện nôn ói, co giật
Trong trường hợp này, cần nâng đầu, nới rộng quần áo và để nạn nhân nằm nghiêng 1 bên để tránh hít phải chất nôn. Nếu nạn nhân có dấu hiệu co giật thì nên cho ngâm vật dài như chiếc đũa ngang miệng để tránh cắn vào lưỡi.
3. Khi cứu thương đến
- Hãy cung cấp đầy đủ những biểu hiện và tình trạng của nạn nhân cũng như những sơ cứu mình đã làm cho nhân viên y tế để họ đánh giá tình hình được tốt hơn.
Theo ThS BS Vũ Quốc Tuấn, cán bộ Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe Hà Nội, tùy theo tình trạng nạn nhân bị tai nạn mà có cách xử trí thích hợp. Trước tiên phải khai thông đường thở cho nạn nhân bằng móc hết đờm rãi ra, phanh bớt quần áo, đặc biệt là vùng cổ. Không nên di chuyển nạn nhận hay bế gập người lại để tránh vết thương nặng hơn. Với những nạn nhân bị chảy máu thì phải cầm máu tại chỗ bằng cách lấy ngón tay, nắm tay, khăn hay một cục bông đè mạnh vào vết thương. Sau đó tùy từng chấn thương nếu chân thương cột sống, phần ngực, đầu mà sơ cứu thích hợp. Không dùng tay nâng đầu lên cao làm gập cổ người bị nạn, có thể gây tổn thương cột sống cổ dẫn đến nguy hiểm cho nạn nhân. Nếu chân thương ở tay, chân, phần mền sau khi sơ cứu bằng các vật dụng như các thanh nẹp cố định mới được di chuyển nạn nhân. Nếu người bị các vật gì nhọn đâm vào cơ thể, nhất là ngực, bụng, đầu… tuyệt đối không được rút vật nhọn đó ra, vì lúc này nó có tác dụng bịt mạch máu. Nếu rút ra, máu sẽ phun mạnh, nạn nhân mất máu nhiều không cần được có thể bị tử vong. Nên nhanh chóng gọi xe cứu thương đến bệnh viện. |
Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon