Amy Lewis là một cô dâu đặc biệt. Vì vào ngày cưới diễn ra hồi tháng 11/2014, dù chỉ mới 30 tuổi, cô đã suýt chút nữa không thể sống để tận hưởng niềm hạnh phúc cuộc đời mình.
“Đã có lúc tôi nghĩ tôi sẽ không thể kết hôn với Chris. Tôi nghĩ mình quá ốm yếu và thậm chí có thể không tới dự được chính lễ cưới của mình”, Amy chia sẻ..
Amy Lewis, 32 tuổi, kế toán viên giám định, đến từ Wetherby, hạt Tây Yorkshire (Anh) đã được khoác lên người bộ váy cô dâu nhờ đã từ chối tin vào lời khẳng định của bác sĩ: Cô còn quá trẻ để bị ung thư.
Từ nhiều năm trước, Amy đã mắc hội chứng khó chịu đường ruột – cô liên tục bị tiêu chảy, táo bón hoặc đầy hơi. Năm 2011, Amy bắt đầu xuất hiện cảm giác khó chịu cực độ khi đi vệ sinh và cô cho rằng đó chính là nguyên nhân. “Stress khiến tình trạng sức khỏe của tôi tệ hơn nhưng công việc của tôi thì vô cùng bận rộn nên chưa thể đi khám. Nhưng càng ngày, cảm giác khó chịu càng nghiêm trọng hơn. Thế rồi một hôm, tôi phát hiện có máu màu đỏ tươi trong phân. Tôi cảm thấy hơi lo vì biết rằng máu có thể là dấu hiệu cho thấy nguy hiểm. Vì vậy, tôi quyết định đi khám. Bác sĩ chỉ cười và trấn an tôi rằng tôi còn quá trẻ để bị ung thư đường ruột và bệnh nhân thường là những người già.
Tuy nhiên, để yên tâm, bác sĩ cũng cho tôi đi soi ruột (colonoscopy). Tức là một máy quay nhỏ được gắn trên một ống mỏng, dẻo và đưa vào ruột. Soi ruột có thể cho thấy dấu hiệu của tình trạng ruột bị viêm như triệu chứng bệnh Crohn (viêm đường ruột). Tuy nhiên, bác sĩ cũng cho tôi biết, việc này có thể mất vài tháng mới được thực hiện, do độ tuổi của tôi và tôi không được xếp vào danh sách bệnh nhân có nguy cơ cao, do đó, không thuộc trường hợp phải soi ruột khẩn cấp”, Amy nhớ lại..
Tháng 4/2012 – 6 tháng sau lần đầu đi khám bác sĩ – Amy vẫn chưa được soi ruột và đã sụt tới hơn 6kg. “Tôi chỉ cảm thấy ốm yếu tới mức không thể diễn tả thành lời. Tôi không thể ăn mà không lập tức chạy vào nhà vệ sinh. Tôi cảm thấy chẳng còn là mình chút nào, như thể đang có chuyện gì đó thực sự khủng khiếp”, Amy kể..
Câu chuyện của Amy Lewis khá giống với trường hợp Stephen Sutton, một cậu bé đã ra đi vĩnh viễn vì ung thư đại tràng năm 2014 khi mới 19 tuổi. Bác sĩ cũng đã chẩn đoán nhầm bệnh ung thư của Stephen là chứng táo bón trong suốt 6 tháng trước khi cậu được chính thức kết luận là mắc ung thư. Ở đây, bác sĩ cũng mặc định rằng Stephen còn quá trẻ để bị ung thư đại tràng.
Vấn đề đối với các bác sĩ đa khoa là dấu hiệu ung thư đại tràng thường bị nhầm lẫn với những triệu chứng của các bệnh ít nghiêm trọng hơn nhưng lại có xu hướng phổ biến hơn. Như trong trường hợp của Amy, nhầm lẫn giữa triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS) và ung thư đại tràng là thường gặp. Nhưng theo giáo sư Hamilton, việc tiêu ra máu và sụt cân là những triệu chứng rất hiếm gặp của IBS. Một trong hai triệu chứng này đều có thể dấu hiệu của ung thư ruột. Trong khi đó cảm giác đau đớn có thể xuất hiện ở bệnh ung thư (hoặc bệnh viêm ruột) nhưng lại thường gặp hơn ở người bị IBS.
Trở lại câu chuyện của Amy Lewis. Liệu pháp điều trị được đưa ra là hóa trị và xạ trị trước khi phẫu thuật cắt bỏ khối u. Nhưng trước hết, cô phải đưa ra một lựa chọn quan trọng.
“Bác sĩ nói tôi có thể trữ một số trứng phòng trường hợp tôi và Chris muốn có con. Hóa trị liều cao có thể khiến tử cung ngừng hoạt động. Nhưng đây lại là một canh bạc lớn. Nó đồng nghĩa với việc điều trị bệnh ung thư của tôi phải lùi lại khoảng 8 tuần. Chúng tôi đã bàn bạc với nhau suốt nhiều giờ đồng hồ. Chris và tôi đã lên kế hoạch kết hôn và có con. Tôi luôn mong mỏi được làm mẹ một ngày nào đó, nhưng tôi cũng đã lãng phí quá nhiều thời gian do không được chẩn đoán đúng, vì vậy, tôi không muốn phải mạo hiểm khi hoãn trị liệu”.
Amy bắt đầu quy trình hóa – xạ trị từ tháng 5 tới tháng 10/2012. Tháng 12 năm đó, cô được phẫu thuật. Và 1 năm sau, khi hai người tay trong tay dạo bộ trong công viên Central Park ở New York, Chris đã cầu hôn Amy.
Theo PGS.BS. Hoàng Công Đắc - Bệnh viện Đa khoa Medlatec - Nguyên Giám đốc Bệnh viện E Trung ương cho biết, ung thư đại tràng là một trong 5 loại ung thư thường gặp trong cuộc sống hiện đại, bên cạnh ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư gan và ung thư vú. Trong ung thư đại tràng thì ung thư trực tràng chiếm đến 50% số ca và là bệnh ung thư mà rất nhiều người mắc.
Mặc dù các nhà khoa học chưa thể xác định nguyên nhân chính xác gây ra ung thư đại tràng nhưng có một số yếu tố nguyên nhân được công nhận, bao gồm: Do gen, chế độ ăn uống, sinh hoạt. PGS. TS Đắc cũng chia sẻ về một số “thói quen” của người Việt tưởng chừng đơn giản nhưng đó lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư “chết người” này, bao gồm: - Ăn nhiều thực phẩm lên men, thực phẩm tồn dư chất bảo quản, chất tăng trưởng: Những thực phẩm lên men, thực phẩm muối, thực phẩm chế biến sẵn tồn dư nhiều chất bảo quản như: thịt muối, dưa muối, cà, cá muối, thịt hun khói, xúc xích, xì dầu… thường làm cho hệ tiêu hóa phải làm việc nặng nhọc hơn, thậm chí dễ dẫn đến viêm loét đường tiêu hóa Và đây là một trong những yếu tố có thể tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. - Ăn nhiều đồ đạm, ít chất xơ: Nếu ăn nhiều chất xơ gồm rau củ, hoa quả thì bạn sẽ giảm nguy cơ bị ung thư đại trực tràng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh ăn nhiều thực phẩm giàu đạm như thịt mỡ, thực phẩm giàu tinh bột vì chúng sinh ra nhiều năng lượng, khiến hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn. Nhiều người quen ăn nóng triển miên cũng rất nguy hại cho dạ dày và đường tiêu hóa, dễ gây viêm loét kéo dài, dẫn đến ung thư. |
(Nguồn: DailyMail)
Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon