Cảnh tượng hiếm thấy trong tự nhiên: rắn hổ mang đại chiến

Miller Wilson là một cậu bé người Úc cực kỳ đam mê thám hiểm tự nhiên. Mới 12 tuổi, nhưng cậu dành phần lớn thời gian vượt qua các đại dương nhằm nghiên cứu về thế giới tự nhiên.

Và mới đây, cậu đã ghi lại được một cảnh tượng vô cùng hiếm thấy trong tự nhiên: trận đại chiến giữa 2 con rắn hổ mang - những sinh vật có nọc độc cực mạnh.

Trong đó, một bên là "hổ mang chúa" (King Cobra). Chúng là loài rắn dài nhất hành tinh, với chiều dài ghi nhận được lên tới hơn 7m. Thức ăn chủ yếu của chúng là các loài rắn khác, và lần này nạn nhân xấu số của hổ mang chúa là một con rắn hổ mang thông thường khác.

 - Ảnh 1.

Kết quả có lẽ đã quá rõ ràng: với kích cỡ cơ thể vượt trội cùng nọc độc khủng khiếp, hổ mang chúa là một đối thủ quá mạnh. Tuy nhiên, không vì thế mà nạn nhân của nó chịu chấp nhận "nhắm mắt xuôi tay", và cách chúng chiến đấu thực sự gây ấn tượng rất mạnh. Nếu bạn tò mò, xin mời xem video dưới đây. Lưu ý: Bạn không bắt chước bắt rắn dưới mọi hình thức.

Rắn có thể chết vì nọc độc của chính mình

Không giống như nhiều người lầm tưởng, rắn có thể bị chết vì nọc độc của các loài rắn khác, thậm chí là nọc độc của bản thân. Tuy nhiên, nọc rắn được cấu tạo từ protein và các amino acid - thành phần có thể tiêu hóa bởi các acid trong dạ dày. Chính vì thế, rắn có thể ăn con mồi của mình mà không bị trúng độc. Thậm chí ngay cả con người nếu như ăn hoặc uống phải nọc rắn cũng không sao. Chúng chỉ độc khi lọt vào hệ tuần hoàn máu của chúng ta.

Previous
Next Post »
Thanks for your comment