11 loại rau củ cực thích hợp để trồng trong tháng 3,4 và 5


1. Cải cúc 


Cải cúc (tần ô) rất giàu dinh dưỡng, thường được dùng để nhúng lẩu hoặc nấu canh. Đầu tiên bạn chọn hạt giống tỉ lệ nảy mầm cao, ngâm vào nước ấm rồi đem ủ để hạt nhú mầm. Cho đất sạch vào khay nhựa hoặc thùng xốp dày khoảng 7-10cm. Gieo hạt đều vào khay với khoảng cách vừa phải và tưới nước 2 lần/ ngày.  

Cải cúc giàu dinh dưỡng, sau gieo hạt khoảng 25-30 ngày là có thể thu hoạch.


2. Cải ngọt và cải xanh


Cải ngọt và cải xanh theo Đông Y có tính ôn, tác dụng thanh nhiệt, chữa ho,… Để trồng, bạn cho đất sạch vào thùng xốp, hạt giống sau khi ủ gieo thành hàng, hàng cách hàng 10cm, hạt cách hạt 10cm. Dùng bạt nhỏ hoặc bìa các-tông phủ kín khoảng 2-3 ngày để tránh được vi sinh vật ăn lá và giúp hạt nảy mầm nhanh. Đây là 2 loại rau dễ trồng, thời gian thu hoạch khoảng 25 ngày.

Đây là 2 loại rau cải dễ trồng, thời gian thu hoạch khoảng 25 ngày.


Xà lách là loại rau được ưa chuộng để làm salad hoặc ăn sống. Chúng không kén đất trồng nhưng tốt nhất nên trộn đều đất tribat và xơ dừa để thoát nước tốt. Hạt ngâm nước ấm 1-2 giờ rồi đem gieo sâu vào đất khoảng 0.5cm. Xà lách ưa râm mát, vừa đủ nắng, muốn rau giòn thì tưới nước thường xuyên. Sau 30-50 ngày, bạn cắt ngọn để ăn dần và bón phân bổ sung dinh dưỡng cho đợt sau.

Xà lách ưa râm mát, vừa đủ nắng, muốn rau giòn thì tưới nước thường xuyên.


4. Mồng tơi

Mồng tơi là loại rau ưa nắng, dễ dàng trồng trong khay xốp độ sâu 12-15cm. Chuẩn bị đất sạch tribat, dung dịch phân bón hữu cơ. Cho đất vào khay độ dày 8cm, rải đều hạt giống lên bề mặt, phủ thêm lớp đất mỏng 0.5cm rồi tưới ẩm cho hạt nảy mầm. Sau khi trồng khoảng 1 tháng thì thu hoạch, dùng dao cắt gốc cách mặt đất 5-10cm. Từ đó về sau, cứ 12-15 ngày lại thêm được một lứa.

Mồng tơi là loại rau ưa nắng, dễ dàng trồng trong khay xốp.


Rau dền là loại rau trồng mùa hè, mọc rất nhanh bộ rễ khoẻ, ăn sâu nên chịu hạn rất giỏi. Rau dền trắng (dền xanh) và dền đỏ (dền tía) có cách trồng tương tự nhau. Bạn có thể gieo hạt giống trực tiếp hoặc trồng từ cây con. Sau khi trồng 20-25 ngày là ăn được. Bạn có thể nhổ cả cây hoặc dùng dao cắt cách gốc 7-10cm để tiếp tục ra nhánh mới, nhớ ón thêm phân sau mỗi lần thu hoạch.

 
Rau dền sau khi trồng khoảng 20-25 ngày là có thể thu hoạch.


6. Rau muống


Rau muống dễ nảy mầm, dễ sinh trưởng, lại không tốn nhiều công chăm sóc. Bạn có thể ngâm hạt trong nước ấm hoặc gieo trực tiếp vào thùng xốp chứa hỗn hợp xơ dừa và đất dinh dưỡng. Dùng bình phun nước để tạo độ ẩm thường xuyên, bón thêm phân vô cơ có hàm lượng đạm cao giúp cây mau lớn cho nhiều lá. Ngoài ra, rau muống cũng có thể trồng theo phương pháp thủy canh rất hiệu quả.

Rau muống có thể trồng thủy canh hoặc trên đất vườn đều hiệu quả.


7. Rau diếp cá


Diếp cá có tính hàn, cay, tác dụng chữa trĩ, sởi, bí tiểu tiện, điều kinh,... dùng để ăn như rau sống hoặc xay lấy nước. Cây có khả năng sinh sản vô tính rất khỏe, trên các đốt thân có nhiều rễ nên bạn dễ dàng cắt cành hoặc nhổ cả gốc cây đem trồng. Diếp cá trồng thành từng hốc hoặc theo hàng, bạn cần vùi cành sâu trong đất khoảng 10 cm rồi tưới nước mỗi ngày 2 lần. Sau 7-10 ngày, cây sẽ ra rễ, nảy chồi và bắt đầu phát triển bình thường, thi thoảng tưới phân bón thúc.

 
Diếp cá là loại có khả năng sinh sản vô tính rất khỏe nên dễ trồng.


8. Mướp hương


Mướp hương là loài dây leo, kỹ thuật trồng tại nhà rất đơn giản. Bạn trộn hỗn hợp đất phù sa và phân giun theo tỷ lệ 50-50 rồi đổ vào thùng xốp hoặc chậu nhựa cách miệng 2cm. Ngâm hạt trong nước ấm, sau khi gieo phủ thêm lớp đất mỏng khoảng 1cm. Đợi hạt nảy mầm có 2-3 lá non ta tiến hành tách cây con, khi cây cao 20- 30cm có tua leo thì làm giàn. Mướp hương thu hoạch sau 40-50 ngày gieo hạt.

 
Mướp hương là loài dây leo, kỹ thuật trồng tại nhà rất đơn giản.


9. Mướp đắng


Tuy có vị đắng nhưng mướp đắng (khổ qua) rất thanh mát và có lợi cho sức khỏe. Bạn ngâm hạt trong nước ấm để hạt nứt nhanh, khi gieo hướng cho đầu nhọn đã nứt xuống dưới, phủ lên lớp đất mỏng. Khoảng 7-10 ngày hạt sẽ nảy mầm. Khi cây cao 25-30cm, ra 5- 6 lá thật và xuất hiện tua thì đem trồng ra chậu lớn hoặc sân vườn rồi làm giàn cho chúng. Một khi cây bám giàn sẽ lớn rất nhanh, hoa xuất hiện trong vòng vài tuần lễ sau khi trồng, hoa nở tầm 5 ngày thì cây bắt đầu cho quả. Như vậy, từ khi gieo trồng đến lúc thu hoạch bạn chỉ đợi khoảng 2 tháng.

 
Từ khi gieo trồng đến lúc thu hoạch mướp đắng bạn chỉ đợi khoảng 2 tháng.


10. Cà tím


Trồng cà tím không quá khó, chỉ cần đất tơi xốp, nhiều mùn, dễ thoát nước. Hạt giống sau khi ngâm thì ủ trong vải ẩm cho nứt rồi đem gieo. Khi cây con có 5-6 lá thật, cao 6-8cm, khoẻ mạnh thì trồng ra chậu. Thường xuyên vun xới đất để tạo độ thông thoáng, bón thêm phân bổ sung dinh dưỡng, tưới nước 1-2 lần/ngày. Khi cà bắt đầu phân nhánh thì làm giàn bằng tre, nứa cho chúng. Chỉ sau hơn 1 tháng, cây sẽ bắt đầu ra hoa và sau 2 tháng chúng ta có thể thu hoạch quả. 

Hơn 1 tháng, cà bắt đầu ra hoa và sau 2 tháng chúng ta thu hoạch quả.


11. Đậu bắp


Đậu bắp không chỉ ngon mà còn rất tốt cho người bị tiểu đường. Chúng có thời gian sinh trưởng ngắn, thích nghi với vùng nhiệt đới nóng ẩm. Để trồng đậu bắp, bạn chuẩn bị đất tới xốp, gieo hạt (đã ủ) vào lỗ sâu 1-2cm rồi lấp lại, tưới ẩm. Sau 2-3 ngày hạt nảy mầm, khi cây con được tầm 7-10 ngày thì con cây khỏe để lại. Trồng cây con trong chậu hoặc thùng xốp nếu không có đất sân vườn. Tiến hành làm cỏ, xới nông, vun nhẹ vào gố khi cây có 2-3 lá thật. Dần bón thêm phân cho quả phát triển nhanh, sau 50-60 ngày thì thu hoạch.

 
Đậu bắp có thời gian sinh trưởng ngắn, thích hợp vùng nhiệt đới nóng ẩm.
Previous
Next Post »
Thanks for your comment