Người xưa cảnh báo thai nhi bị dây rốn quấn cổ do mẹ làm 2 việc này, nhưng sự thật là...

Dây rốn quấn cổ là tình trạng tương đối phổ biến đối với thai nhi, sẽ khiến máu, chất dinh dưỡng nuôi thai nhi bị cản trở, khiến trẻ có nguy cơ nhẹ cân, thiếu máu hoặc nặng hơn là mất trong bụng mẹ. Đến khi mẹ chuyển dạ, dây rốn quấn cổ có thể khiến thai nhi bị treo trên cao, khó lọt qua cổ tử cung.

Do đó, để tránh tình trạng thai nhi bị dây rốn quấn cổ, từ xa xưa, ông bà ta vẫn quan niệm, thai phụ nên tuyệt đối tránh làm 2 việc sau đây để hạn chế tình trạng này xảy ra với con:

- Bước qua võng: Ông bà xưa cho rằng việc bước qua võng hay sợi dây nào đó sẽ khiến cho thai nhi bị dây rốn quấn cổ.

- Đeo trang sức quấn nhiều vòng: Ngoài việc bước qua võng, ông bà ta còn khẳng định nếu thai phụ trong thai kì đeo trang sức quấn làm nhiều vòng thì khả năng cao thai nhi sẽ bị dây rốn quấn cổ.

Người xưa cảnh báo thai nhi bị dây rốn quấn cổ do mẹ làm 2 việc này, nhưng sự thật là... - Ảnh 1.

Người xưa quan niệm rằng do mẹ bầu bước qua võng, đeo trang sức mà thai nhi bị dây rốn quấn cổ. (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, ngày nay, khi khoa học tiến bộ, y học hiện đại, các bác sĩ, nhà nghiên cứu đã bác bỏ những quan niệm vô lý trên của ông bà xưa. Có thể khi xưa, để cảnh báo thai phụ nên cẩn thận trong việc đi đứng, đề phòng té ngã nếu bước qua võng, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi nên ông bà xưa cấm không cho phụ nữ mang thai bước qua võng bằng cách lồng thêm tình trạng dây rốn quấn cổ để thai phụ lo sợ mà không làm việc đó.

Tương tự như vậy, vì lo sợ thai phụ đeo nhiều trang sức sẽ dễ gây sự chú ý với kẻ xấu, dễ bị cướp giật té ngã, nguy hiểm tính mạng nên ông bà ta đã đưa ra lời khuyên đầy đáng sợ kia đối với thai phụ.

Thực tế, dây rốn quấn cổ hay tràng hoa quấn cổ là tình trạng dây rốn quấn một hay nhiều vòng quanh cổ thai nhi do thai nhi thường xuyên cử động trong không gian chật hẹp là tử cung của mẹ. Tình trạng này thường xảy ra vào 3 tháng cuối thai kì, cũng có trường hợp xuất hiện khi thai nhi được 5 hay 6 tháng và chỉ phát hiện được bằng cách siêu âm. Tùy tình trạng, sức khỏe thai nhi mà bác sĩ chỉ định mẹ sinh thường hay sinh mổ.

Có những trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn cổ nhưng rồi sau đó bình thường, tự tháo ra được. Nhưng cũng có thai nhi hoạt động quá mạnh, cử động nhiều nên ngày càng bị quấn nhiều vòng hơn, đòi hỏi mẹ phải theo dõi thai máy để phát hiện ra bất thường ngay lập tức. Do đó, khi bác sĩ kết luận thai nhi bị dây rốn quấn cổ, mẹ phải lưu ý theo dõi sát sao cử động của thai. Nếu thai đột ngột hoạt động mạnh, đạp nhiều hay bỗng nhiên đạp yếu, cử động ít thì mẹ phải lập tức đến bác sĩ kiểm tra ngay.

(Nguồn: Tổng hợp)

Previous
Next Post »
Thanks for your comment