Giật mình nghe chia sẻ 7 thói quen tai hại khiến nữ nhân viên ngân hàng vướng vào nợ nần

Bất cứ ai mắc nợ có lẽ đều có một danh sách dài những lời bào chữa cho lý do tại sao họ mắc phải nó. Mãi cho đến khi Marissa Ricalde ở độ tuổi cuối 20, khi cô bắt đầu phân tích đầy đủ tình hình tài chính của mình và nhận ra rằng cô đã nợ nần chồng chất lên đến 6 con số trong nhiều năm, khiến cô cảm thấy vô cùng ngột ngạt. Cô cũng có vô vàn lý do cho những chi tiêu của mình.

Thật dễ dàng để bị cuốn vào những chi tiêu ở thời điểm hiện tại mà không nghĩ đến việc nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tương lai.

Ba năm qua cố gắng thoát khỏi nợ nần không hề dễ dàng, nhưng cô đã xác định được một số thói quen không tốt dẫn đến sự suy sụp về tài chính của mình.

Bằng cách nhận thức được hành vi của mình, cô đã có thể loại bỏ những thói quen xấu và thay thế chúng bằng những thói quen mới tốt hơn.

1. Không có ngân sách

Mặc dù có khái niệm đơn giản về ngân sách, cô chưa bao giờ nghĩ rằng mình cần một ngân sách kể từ khi bắt đầu đi làm năm 15 tuổi.

Cô luôn nghĩ rằng mình đã kiểm soát được, cô biết mình kiếm được ít như thế nào, nên không cần phải theo dõi tiền của mình được dùng cho những việc gì. Nhưng nó giống như việc bạn đang ở trên một con tàu mà không biết có một số rò rỉ cho đến khi con tàu chìm.

Giật mình nghe chia sẻ 7 thói quen tai hại khiến nữ nhân viên ngân hàng vướng vào nợ nần - Ảnh 1.

Hãy luôn có kế hoạch tài chính cho mỗi năm, mỗi tháng trong cuộc đời bạn để giữ mọi thứ đúng quỹ đạo. Ảnh minh họa.

Trước khi bắt đầu hành trình tài chính của mình vào năm 2018, cô nằm trong số 30% người Mỹ không sử dụng ngân sách và mặc dù con số này đã cải thiện lên 20% trong năm nay, vẫn có khoảng 66 triệu người không làm điều đó.

Không có ngân sách hay bất kỳ mục tiêu ngắn hạn và dài hạn nào. Cô luôn nghĩ rằng tiền lương đủ sống là tiêu chuẩn và những chi phí lớn có thể được tài trợ bằng thẻ tín dụng. Nhưng suy nghĩ này đã dẫn đến một chu kỳ liên tục mắc nợ không có điểm dừng trong những năm sau này của cô.

2. Học theo những người có sức ảnh hưởng nhưng lại không đúng với tài chính của bản thân

Cô cũng nghiện Instagram, tìm kiếm "thông tin" từ những người có ảnh hưởng, những người đã đi du lịch liên tục và đăng nội dung đẹp giới thiệu những chuyến phiêu lưu của họ. Cô thường lướt mạng để cập nhật hàng tuần và xem xét cuộc sống mà cô muốn cho bản thân.

Giật mình nghe chia sẻ 7 thói quen tai hại khiến nữ nhân viên ngân hàng vướng vào nợ nần - Ảnh 2.

Hãy sử dụng mạng xã hội một cách thông minh. Học hỏi những cách quản lý tài chính hay, thư giãn đầu óc thay vì học thêm những thói quen tiêu dùng không lành mạnh. Ảnh minh họa.

Cô được truyền cảm hứng để tạo ra một lối sống mà cô thực sự không đủ khả năng. Cô đã theo dõi một loạt những người có ảnh hưởng và nổi tiếng, và điều này khiến cho cô cảm thấy như mình phải mua những xu hướng thời trang và làm đẹp mới nhất, đi du lịch đến những nơi xa xôi.

Sau khi chi hàng nghìn đô cho những thứ không cần thiết như ăn uống, chăm sóc da và du lịch, cô càng thêm nợ nần chồng chất.

3. Sử dụng thẻ tín dụng để mở rộng thu nhập

Bạn có bao giờ nghe đến những lời mời gọi như hoàn lại bao nhiêu % tổng số tiền bạn chi bằng thẻ tín dụng nếu khoản chi của bạn vượt một số tiền nhất định?

Marissa Ricalde đã được chấp thuận cho một số thẻ với các chương trình phần thưởng hấp dẫn, và cô có thói quen sử dụng những thẻ đó như thể chúng là một phần mở rộng thu nhập của mình.

Cô đã nghĩ rằng việc đáp ứng yêu cầu chi tiêu tối thiểu là vài nghìn đô để có thể đổi phần thưởng có thể dễ dàng được hoàn trả. Tuy nhiên, phần thưởng thẻ tín dụng sẽ không bổ ích nếu chúng dẫn đến khoản nợ lớn.

Giật mình nghe chia sẻ 7 thói quen tai hại khiến nữ nhân viên ngân hàng vướng vào nợ nần - Ảnh 3.

Hãy luôn nhớ các gói kích cầu tiêu dùng từ thẻ tín dụng sẽ chỉ mang đến cho bạn những khoản nợ mà thôi. Ảnh minh họa.

Các chuyên gia tài chính đặc biệt khuyên không nên làm điều này, vì các cá nhân có thể dễ dàng tích lũy số dư lớn để gặt hái thành quả.

Cô cảm thấy thoải mái với các khoản thanh toán hàng tháng tối thiểu bởi vì, vào thời điểm đó, nó có thể chi trả được. Nhưng cô lại quên mất rằng số dư nợ sẽ được cộng dồn và dẫn đến số tiền lãi chết người sau này.

4. Không có quỹ khẩn cấp

Cô cũng sử dụng thẻ tín dụng như một nguồn tài trợ cho bất kỳ trường hợp khẩn cấp nào, đây cũng là điều mà 37% người Mỹ làm, theo một cuộc khảo sát của Bankrate.

Cô không có gì để dành cho trường hợp khẩn cấp và cô cũng đã đạt đến hạn mức tín dụng của mình. Phương thức cấp vốn này trở nên cực kỳ tốn kém, bởi vì cô không thể trả hết số dư của mình và các khoản thanh toán lãi suất cao bắt đầu tăng lên.

Giật mình nghe chia sẻ 7 thói quen tai hại khiến nữ nhân viên ngân hàng vướng vào nợ nần - Ảnh 4.

Cuộc sống không ai có thể biết trước được điều gì. Con ốm, tai nạn bất ngờ, gia đình nội ngoại có vấn đề, hay thậm chí là ly hôn... Hãy luôn có quỹ khẩn cấp cho những trường hợp xấu nhất. Ảnh minh họa.

Còn tệ hơn nữa, nếu cô mất việc, cô sẽ không có khả năng trang trải bất kỳ chi phí nào, điều này khiến cô lo lắng.

5. Ưu tiên "Muốn" hơn "Nhu cầu"

Mua hàng hấp tấp là căn nguyên của việc chi tiêu liều lĩnh của Marissa Ricalde và rất nhiều người. Cô không bao giờ nghĩ nhiều đến việc ưu tiên nhu cầu hơn mong muốn bởi vì cô nghĩ rằng mình có đủ khả năng chi trả.

Giật mình nghe chia sẻ 7 thói quen tai hại khiến nữ nhân viên ngân hàng vướng vào nợ nần - Ảnh 5.

Hãy luôn đặt những điều bạn cần lên trên những điều bạn muốn để tránh lãng phí. Bởi chúng ta sẽ chẳng thể nào thực hiện được hết những mong muốn của mình - và rất nhiều trong số chúng là ngoài tầm với hoặc chúng sẽ trở nên vô dụng sau khi chúng ta mua về. Ảnh minh họa.

Không có mục tiêu hay ngân sách, cô biện minh cho những điều mình muốn nếu cô cảm thấy việc mua hàng đang làm tăng chất lượng cuộc sống của mình: nếu cô chạy bộ, tốt hơn là nên mua những đôi giày tốt nhất cho dù giá cả thế nào hay nên đi du lịch ngay bây giờ bởi vì cuộc sống quá ngắn.

Cô cảm thấy hợp lý, nhưng điều này nhanh chóng trở thành món nợ mà cô nghĩ có thể dễ dàng trả lại bằng thu nhập trong tương lai.

6. Chi tiêu quá mức cho con cái

Là một người mẹ, cô luôn muốn có thể cho con trai mình cả thế giới và một phần của điều này là mong muốn mang đến cho con những thứ xa xỉ mà cô không có được khi lớn lên, đặc biệt là khi nói đến những trải nghiệm như du lịch.

Trong một cuộc khảo sát của Credit Karma, 53% phụ huynh đã vay tiền để trả cho những món đồ hoặc trải nghiệm không cần thiết cho con cái. Hẳn bạn sẽ thấy mình trong này, khi những bộ quần áo bạn mua và con thì lớn nhanh nên không kịp mặc, những món đồ chơi đắt tiền....

Giật mình nghe chia sẻ 7 thói quen tai hại khiến nữ nhân viên ngân hàng vướng vào nợ nần - Ảnh 6.

Hãy thử kiểm tra lại xem có bao nhiêu món đồ chơi mà con bạn đã bỏ xó sau khi dùng một lần, hay những bộ quần áo chưa mặc lần nào với giá đắt đỏ mà bạn đã mua. Ảnh minh họa.

Mặc dù nghĩ rằng cô đã có ý định tốt nhất cho con mình, nhưng khoản nợ chồng chất đã khiến cô không thể tiết kiệm cho trường hợp khẩn cấp hoặc quỹ đại học cho con mình hay đầu tư vào những dự án tài chính.

7. Chờ đợi để đầu tư

Nhắc đến đầu tư, cô luôn nghĩ rằng đó là thứ dành cho người giàu và cô cần phải thuê một nhà môi giới để có thể bắt đầu.

Mặc dù điều này có thể đúng khi cô còn học đại học, nhưng ngày nay nó không còn được áp dụng nữa, vì đầu tư đã trở nên hợp lý và dễ tiếp cận hơn nhiều trong vòng 10 năm qua.

Giật mình nghe chia sẻ 7 thói quen tai hại khiến nữ nhân viên ngân hàng vướng vào nợ nần - Ảnh 7.

Đừng bao giờ chờ tới khi bạn có nhiều tiền rồi mới đầu tư. Hãy thử đầu tư vào những thứ nhỏ, rồi dần dần là những thứ lớn. Hãy để đồng tiền của bạn được sinh sôi. Ảnh minh họa.

Bằng cách thổi bay tiền khi thực hiện những nhu cầu của bản thân và gánh một khoản nợ thẻ tín dụng lãi suất cao đáng kể, cô đã mất đi những khoản tiền mà đáng lẽ mình có thể dùng để đầu tư và kiếm lời.

Mặc dù vướng vào tất cả những thói quen xấu này đã khiến cô gặp khó khăn về tài chính, nhưng giờ đây cô đã biết kiểm soát tình hình hơn và tiếp tục hành trình hướng tới sự độc lập về tài chính.

Cần rất nhiều kỷ luật và ý thức tự giác để tránh những thói quen này, và làm như vậy, cô đã có thể đạt được hai cột mốc quan trọng: tích cực trả nợ trong vòng hai năm qua và tiết kiệm một quỹ khẩn cấp đủ lớn để trang trải các chi phí cơ bản trong ít nhất sáu tháng.

Theo: thefinancialdiet

Let's block ads! (Why?)

Previous
Next Post »
Thanks for your comment