Chuyện rớt nước mắt sau túp lều dựng tạm ven đường của người mẹ cụt chân, một mình nuôi con trai khờ ở Hà Nội

Tai nạn ập xuống sau giờ tan ca lúc nửa đêm

Chúng tôi tìm đến thôn Yên Phú (xã Liên Ninh – huyện Thanh Trì – TP Hà Nội) một chiều cuối cuối tháng 8 giữa tiết trời oi ả ở Thủ đô. Ấy thế nhưng trong căn lều dựng tạm tại con ngõ nhỏ ở thôn Yên Phú nơi sinh sống của bà mẹ đơn thân tàn tật Trần Thị Ngọc Anh (1990) và con trai có thần kinh không bình thường Nguyễn Văn Tuấn (11 tuổi).

me-con (8)

Chị Ngọc Anh mất mát nhiều thứ quý giá của cuộc đời sau tai nạn giao thông.

Nhắc về cuộc đời của mình, chị Ngọc Anh không khỏi xót xa. Chị kể, năm 2008 chị kết hôn với anh Nguyễn Văn Trịnh (1986) thông qua mai mối của một người bạn. Ít lâu sau khi kết hôn, cả 2 vợ chồng vô cùng vui mừng khi sinh hạ bé Nguyễn Văn Tuấn.

Không được học hành nhiều do gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn nên cả 2 vợ chồng xin vào làm công nhân quét rác cho một xí nghiệp với lương 3 triệu đồng/người/tháng. Dù cuộc sống của 2 vợ chồng còn quá nhiều khó khăn, vất vả nhưng cả 2 đều cố gắng vươn lên cuộc sống để tương lai bé Tuấn tươi sáng hơn. Nhưng rồi, cuối năm 2016 sau giờ tan ca lúc nửa đêm tai nạn bất ngờ ập xuống.

me-con (12)

Dù mới 29 tuổi nhưng nhiều người tưởng chừng chị gần 40 do quá khắc khổ.

Chị kể: "2 vợ chồng quét rác, dọn dẹp xong lúc 12h đêm và ra về, trên đường về do đói quá nên chúng tôi đi tìm mua đồ ăn đêm. Tuy nhiên, khi băng qua đường thì bất ngờ bị một chiếc xe tải cán phải, chồng tôi tử vong ngay tại chỗ còn tôi bị thương rất nặng.

Ít phút sau, gia đình có mặt để đưa tôi đi cấp cứu tại BV nhưng sau đó tôi phải cắt bỏ chân phải đến gần bẹn, chân trái bị lột nhiều thịt nên teo tóp dần".

me-con (9)

Chân phải cụt, chân trái teo tóp và không cử động cũng như không có cảm giác nhiều. Chị sợ, thời gian tới chân trái cũng bị hủy hoại.

Chỉ trong giây lát, người vợ từng có một gia đình yên ấm đã mất đi người chồng từng thương yêu chị vô bờ.

Không chỉ thế, đôi chân của chị cũng không còn được lành lặn và phải trải qua rất nhiều lần phẫu thuật các bác sĩ mới giữ lại được mạng sống để chị gắng gượng sống cùng cậu con trai của mình.

me-con (2)

Chị cho biết, bây giờ lo nhất cho con trai của mình lớn lên sẽ ra sao.

"Ngày chồng mất, em như người mất hồn, em tự trách mình tại sao ông trời không mang em theo cùng chồng mình để bớt khổ cực, đau đớn. Nhưng rồi, với bản tính của một người mẹ em đã phải gắng gượng để tiếp tục sống, chiến đấu với vô vàn khó khăn khổ cực để nuôi con lớn khôn", chị Ngọc Anh gạt nước mắt nói.

Không chỗ thờ chồng trong túp lều rách nát

Từ một người có sức khỏe, làm ra tiền để lo cho cuộc sống cũng như nuôi con, bỗng chốc chị Ngọc Anh trở thành người tàn tật. Mất đi một chân và chân kia không thể cử động được nhiều nên bản thân chị cũng không chống nạng để di chuyển được nên khiến bản thân chị vô cùng khổ cực.

me-con (3)

Tuấn - con trai chị Ngọc Anh tuy thần kinh không bình thường nhưng rất hóm hĩnh.

Chồng mất, 2 mẹ con vẫn sinh sống chung tại nhà nội, tuy nhiên mới đây gia đình bên nội tiến hành bán đất, chia tài sản. Hai mẹ con chị Ngọc Anh cũng được một phần nhỏ và rời khỏi nhà nội chính thức từ đầu năm 2019 này.

Không có chỗ ở, chị quyết định dùng số tiền được chia để nhờ người mua vật liệu gồm: Tôn, tre nứa, bạt, bồn nước, dây điện… để dựng tạm một túp lều cạnh một con ngõ nhỏ.

me-con (13)

Chị nói: "Rất may mắn 2 mẹ con được hỗ trợ dựng lều, hàng xóm tạo điều kiện đấu nối điện, nước".

Chị kể: "2 mẹ con cũng được nhiều người gần đây thương tình cho mắc điện, dòng đường ống nước, hỗ trợ dựng túp lều, cũng như một số vật dụng. Riêng chiếc tủ lạnh 2 mẹ con được một người bác tặng, tủ đã cũ nhưng dùng vẫn tốt, còn chiếc quạt hơi nước được các tổ chức tặng cho người khuyết tật".

me-con (16)

Chị buồn rầu khi dành dụm tiền bấy lâu mua được chiếc bàn thờ nhưng chưa nhờ được ai treo lên để thờ phụng chồng quá cố.

Chị Ngọc Anh cũng cho biết, để có tiền sinh sống cũng như lo toan việc ăn học cho cậu con trai đang theo học lớp 5, chị phải nhận gấp đồ vàng mã với công chỉ từ 20.000 – 30.000 đồng/ngày. Chị cho biết, hiện tại 2 mẹ con mỗi tháng được hỗ trợ 1 triệu đồng/tháng nhưng số tiền này không thể lo đủ cho cuộc sống.

me-con (14)

Tuấn chỉ quẩn quanh ở nhà phụ giúp mẹ gấp đồ vàng mã.

Cuộc sống của bà mẹ tàn tật và đứa trẻ học lớp 5 trong túp lều trong ngõ gặp quá nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Thậm chí bản thân chị cũng không thể tự nấu nướng, tự giặt giũ được nhiều, lắm lúc chị phải trông cậy vào cậu con trai của mình.

me-con (15)

Cậu bé hay cười và thương yêu mẹ vô bờ.

me-con (17)

Căn lều dựng tạm ven một con ngõ.

Thậm chí chỗ thờ phụng chồng mình cũng không có, chị từng nhờ người mua một chiếc bàn thờ nhưng vẫn chưa nhờ được ai đó treo lên để chị có thể hương khói cho người chồng của mình. Cầm chiếc bàn thờ đã đựng ở vách tôn bấy lâu, chị nhuốt nước mắt nói: "Em tàn tật không làm cách nào có thể treo bàn thờ, xin bát hương để thờ chồng được".

Cậu bé hay cười yêu mèo nhưng có thần kinh không bình thường

Nấm – là tên chú mèo được cậu bé Nguyễn Ngọc Tuấn đặt cho bởi theo cậu bé, từ bé cậu rất thích các loại nấm nhỏ nhắn, xinh xắn và đặc biệt nhiều loại nấm có màu trắng muốt. Cách đây không lâu, cậu được một người đồng nghiệp cũ của mẹ tặng cho con mèo để cậu làm bầu bạn.

me-con (1)

Chị Ngọc Anh nói dù có thần kinh không bình thường nhưng Tuấn hay giúp mẹ làm việc, dọn dẹp.

me-con (10)

Tất cả việc di chuyển chị đều phải phụ thuộc vào đôi tay.

Chị Ngọc Anh kể: "Tuấn không có nhiều bạn, thậm chí các bạn bè quanh xóm cũng ít chơi với con em vì có lẽ thằng bé không được bình thường như những đứa trẻ khác. Chính vì vậy, khi được một người đồng nghiệp cũ tặng cho con mèo nên thằng bé thích lắm, thậm chí hôm nào đến giờ ăn nó cũng nhường đồ ăn ngon nhất cho con mèo, mặc dù bữa cơm cũng không có gì cả".

me-con (5)

Nấm là chú mèo được Tuấn đặt tên cho.

Nói về cậu con trai của mình, chị Ngọc Anh chia sẻ: "Năm nay thằng bé lên lớp 5, được nhà trường hỗ trợ học phí cũng như các khoản đóng góp. Nhưng thần kinh thằng bé không được bình thường, hay cười nói một mình và ăn nói không được hoạt bát như những đứa trẻ khác".

me-con (7)

Với cậu, Nấm là người bạn là người tri kỷ của mình.

"Có lẽ nguyên nhân là từ bé 2 vợ chồng tôi không sát sao chăm sóc , dành thời gian chơi với thằng bé nên mới dẫn đến sự việc này. Tuy nhiên, từ khi chồng mất, chân cụt nên thằng bé chỉ chơi quanh quẩn ở nhà và tiếp xúc với tôi nhiều hơn nên cũng đỡ dần", chị Ngọc Anh kể.

me-con (4)

Ngoài thời gian đi học, cậu bé luôn dành tình yêu thương cho chú mèo.

me-con (6)

Tuấn không có bạn bè nên với cậu chú mèo là người bạn duy nhất.

Sống ở túp lều trong ngõ có khá nhiều bụi rậm, trong khi đó sàn túp lều vẫn đất và chỉ được lót tạm một lớp xốp cho đỡ bẩn nên 2 mẹ con từng gặp rắn rết và rất may thằng bé lại dùng gậy đập rắn giúp mẹ.

Hiện cuộc sống của 2 mẹ con chị Ngọc Anh đang gặp vô vàn khó khăn, khổ cực và rất mong muốn có sự hỗ trợ của bạn đọc, các nhà hảo tâm, mạnh thường quân có thể hỗ trợ vật chất, tinh thần để 2 mẹ con chị có cuộc sống tươi sáng hơn.

Mọi sự ủng hộ xin vui lòng liên hệ: Chị Trần Thị Ngọc Anh - thôn Yên Phú (xã Liên Ninh – huyện Thanh Trì – TP Hà Nội). Số điện thoại: 083.407.6590

Xin chân thành cảm ơn!

Previous
Next Post »
Thanks for your comment