10 bí quyết đơn giản giúp cha mẹ thoát khỏi vai trò "trọng tài bất đắc dĩ" trong cuộc chiến của những đứa trẻ

Nếu nhà bạn có nhiều hơn một đứa con, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ thoát khỏi tình trạng này, bởi dù yêu thương nhau nhiều như thế nào đi chăng nữa thì mâu thuẫn giữa những đứa trẻ vẫn luôn tồn tại. Việc chúng lao vào đánh nhau, tranh giành nhau là điều không tránh khỏi.

Đánh nhau là chuyện rất bình thường và thậm chí là tốt vì nó có thể giúp trẻ học cách giải quyết mâu thuẫn. Nhưng nếu điều này diễn ra thường xuyên thì sao? Cha mẹ hãy áp dụng 10 lời khuyên dưới đây là giúp trẻ ngừng "chiến đấu", đồng thời còn dạy trẻ vài bài học bổ ích.

1. Dạy trẻ về lòng vị tha dựa trên các câu chuyện cổ tích hoặc hoạt hình

1

Chắc chắn là trẻ nào cũng mê phim hoạt hình và truyện cổ tích. Vậy tại sao cha mẹ không dựa vào các câu chuyện để dạy trẻ bài học về sự tha thứ. Chẳng hạn như khi trẻ lao vào đánh nhau, bạn chỉ cần nhắc cho trẻ nhớ lại về cách mà Lọ Lem đã tha thứ cho các cô em gái của mình. Hoặc Harry Potter cuối cùng đã làm hòa với người anh họ Dudley xấu tính. 

Điều quan trọng cha mẹ cần làm là cho trẻ được tiếp cận với những câu chuyện giúp trẻ học cách giải quyết xung đột, dạy trẻ về lòng vị tha và hiểu tầm quan trọng của gia đình.

2. Trẻ sẽ bị phạt nếu đánh nhau

2

Cha mẹ hãy chuẩn bị hai cái lọ: một lọ đựng tiền và một lọ đựng các mẩu giấy ghi những công việc vặt mà trẻ có thể làm được. Bất cứ khi nào bạn bắt gặp trẻ đánh nhau với anh chị em của mình, bạn có thể phạt chúng bằng cách yêu cầu bỏ một số tiền nhỏ vào lọ. 

Nếu trẻ không có tiền thì chúng sẽ bốc thăm trong lọ đựng giấy xem mình sẽ phải làm công việc gì. Ý tưởng này có thể giúp bạn phá vỡ thói quen tham gia vào một cuộc chiến của những đứa trẻ.

3. Viết nhật ký

3

Sau khi trẻ đánh nhau, cha mẹ hãy bảo chúng ngồi xuống và viết ra cảm xúc của mình. Viết nhật ký là cách giúp trẻ em định vị được cảm xúc của mình, nó cũng giúp trẻ nhìn tình hình một cách bao quát hơn, và biết đâu, trẻ sẽ nhận ra rằng mình đã chiến đấu chỉ vì một lý do cỏn con nào đó. 

Tốt hơn nữa, nếu trẻ là thuộc tuýt người không thích viết lách, trẻ sẽ tránh ít xung đột hơn để khỏi phải viết nhật ký.

4. Hãy dành thời gian ở riêng với từng đứa con

4

Trẻ em rất hay ganh tị, nhất là khi chúng thấy cha mẹ đối xử không công bằng giữa các anh chị em. Và chừng nào cha mẹ còn chưa dành sự chú ý đồng đều cho các con của mình thì chừng đó trẻ vẫn sẽ còn đánh nhau để gây sự chú ý. 

Vì vậy, bạn hãy dành thời gian riêng cho từng đứa con của mình. Khoảng thời gian đó chỉ có một mình trẻ trò chuyện, tâm sự với cha mẹ. Và hãy luôn nhớ san sẻ sự quan tâm của mình cho mỗi đứa con là như nhau.

5. Huấn luyện trẻ tự giải quyết vấn đề

5

Khi cha mẹ ra mặt để bảo vệ một trong những đứa trẻ sẽ khiến cho những bé còn lại cảm thấy hoặc là tủi thân, hoặc là trò này vui vì được cha mẹ chú ý, và tình hình sẽ ngày càng tồi tệ hơn. Thay vào đó, bạn hãy huấn luyện trẻ cách tự giải quyết vấn đề hoặc ít nhất là cách bày tỏ nhu cầu của mình với người khác.

6. Dạy trẻ giải quyết vấn đề cùng nhau

6

Nếu con bạn đang đánh nhau, hãy tìm cho chúng một việc gì đó mà chúng có thể làm cùng nhau, chẳng hạn như giải câu đố, hay chơi một bộ ghép hình. Điều này dạy trẻ cách giúp đỡ lẫn nhau và dựa vào nhau để giải quyết vấn đề.

7. Cho trẻ ra ngoài chơi

7

Cha mẹ nên thiết lập thời gian và địa điểm cho trẻ ra ngoài chơi, để trẻ được xả hơi và thoải mái. Bên cạnh đó, đây cũng là cách để bạn dạy cho trẻ hiểu rằng nhà không phải là nơi để đánh nhau hay la hét. Ra ngoài chơi cũng giúp trẻ phá vỡ thói quen "chiến đấu".

8. Cho trẻ đi du lịch hoặc đi chơi

8

Đi du lịch hoặc đi chơi là cơ hội rất tốt để trẻ hòa hợp với nhau, vì nó giúp chúng thoát khỏi nơi quen thuộc để khám phá một địa điểm có nhiều điều thú vị. Bạn không cần phải lên một kế hoạch đi chơi hoành tráng, chỉ cần đưa trẻ đi cắm trại vào một ngày cuối tuần hoặc đi sở thú cũng được.

9. Thưởng khi trẻ chơi ngoan với nhau

9

Làm cha mẹ nên bạn cần phải thưởng phạt phân mình. Nếu trẻ đánh nhau, bạn phạt bằng tiền hoặc yêu cầu trẻ làm việc vặt thì khi trẻ chơi ngoan, hòa thuận với nhau thì bạn nên thưởng cho chúng, bằng cách tích lũy những ngôi sao bé ngoan vào một cái lọ. Khi nào lọ đầy sao thì được đổi một món quà nhỏ.

10. Trò chuyện với trẻ về những nguyên nhân gây nên mâu thuẫn giữa anh chị em

10

Cha mẹ hãy dành thời gian để cùng trẻ tìm hiểu về những nguyên nhân gây nên sự mâu thuẫn. Hãy thực hiện phương pháp "Goldilocks": bạn cho trẻ tự đánh giá những nguyên nhân dẫn đến xung đột là lớn, trung bình hay nhỏ và để trẻ có thời gian suy nghĩ trước khi trả lời. 

Khi suy nghĩ một cách thấu đáo, trẻ có thể nhận ra rằng mình đã tạo ra một "ngọn núi lửa phun trào" chỉ vì một con ruồi. Đây cũng là cách giúp trẻ nghĩ ra cách sắp xếp mọi thứ.

Lời khuyên từ chuyên gia

11

Marian Edelman Borden, tác giả của cuốn sách The Baffled Parent Guide Guide to Sibling Rivalry (Tạm dịch: Hướng dẫn phụ huynh cách đánh lạc hướng khi những đứa trẻ đánh nhau) nghĩ rằng việc cãi nhau một chút giữa những đứa trẻ thì tốt về lâu dài vì nó dạy chúng cách thỏa hiệp và hợp tác với nhau khi xảy ra xung đột. 

Điều quan trọng cha mẹ cần dạy trẻ là cách giải quyết vấn đề bằng lời nói chứ không phải bằng tay chân, cách thể hiện bản thân và ý kiến của mình, đồng thời phải để trẻ cảm nhận được rằng mình đã may mắn như thế nào khi có anh chị em.

Previous
Next Post »
Thanks for your comment