Thứ quả "để ngửi không ăn" được lưu truyền trong truyện cổ tích hóa ra cũng được dùng làm thuốc chữa bệnh cực hay ho

Quả thị bước ra từ truyện cổ tích là thuốc quý chữa bệnh trong Đông y

Vào những ngày đầu thu, khi những cơn gió se lạnh man mác khắp các nẻo đường tuyến phố, ấy cũng là lúc mùa thị chín rộ với những gánh hàng rong qua lại gợi nhớ thương. Quả thị có tên khoa học là Diospyros decandra Lour. Quả tròn, sắc vàng, mọng nước và thường chia thành 6 - 8 múi.

Quả thị trong truyện cổ tích Tấm Cám như gọi về cả một tuổi thơ dữ dội mà đáng nhớ của rất nhiều người xa quê. Người ta mua thị đầu mùa để vào nhà cho thơm, cho kỷ niệm ươm ấp, để thắp hương bàn thờ tổ tiên nhưng ít ai biết, nhiều người còn mua thị về để làm thuốc chữa bệnh.

t1

"Quả thị hay lá thị, rễ thị… có thể sử dụng để bào chế thành các vị thuốc chữa các loại bệnh như sốt, ngộ độc, nôn mửa, táo bón. Lá thị thường được dùng để trị chứng táo bón, đầy bụng hoặc giã nát đắp vào chỗ mụn nhọt, hòa với rượu để chữa viêm tinh hoàn", chuyên gia cho biết.

Dân gian ta từ lâu đời đã lưu truyền chữa bệnh bằng quả thị cũng như những bộ phận khác của cây thị. Lá thị phơi khô, thái nhỏ, quấn hút nuốt khói (như hút thuốc lá) thấy trung tiện là chữa được chứng táo bón, bụng anh ách căng đầy. Người ta còn dùng nước sắc lá thị (100g lá phơi khô, sắc với nước và lấy 100ml dung dịch) cho những bệnh nhân sau mổ uống mỗi ngày 10-30ml, kết hợp lấy bông thấm nước sắc này đắp vào rốn để gây trung tiện sau mổ… Vỏ quả thị phơi khô, đốt thành than, hòa với dầu vừng hoặc mỡ lợn, bôi lên vết phồng rộp chữa giời leo...

q2

Dân gian ta từ lâu đời đã lưu truyền chữa bệnh bằng quả thị cũng như những bộ phận khác của cây thị.

Quả và hạt thị không chỉ được người Việt Nam ưa chuộng sử dụng làm thuốc mà nó còn được ghi chép lại trong sử sách của Trung Quốc từ đời nhà Đường.

Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, thịt quả thị chứa 86,20% nước, 0,67% protid, 0,16% chất béo, 12% glucid, 0,33% tanin, 0,47% cellulose., 0,5% tro. 

q3

Quả và hạt thị không chỉ được người Việt Nam ưa chuộng sử dụng làm thuốc mà nó còn được ghi chép lại trong sử sách của Trung Quốc từ đời nhà Đường.

Quả thị và những bộ phận của cây thị có thể chữa bệnh theo những cách nào?

Theo lương y Bùi Hồng Minh, chữa bệnh bằng quả thị hay những bộ phận khác của cây thị có thể áp dụng trong những trường hợp cụ thể như sau:

- Chữa giời leo: Phơi khô, đốt cháy vỏ quả thị, sau đó trộn vào mỡ lợn hoặc dầu vừng bôi lên vết giời leo thay cho gạo nếp đậu xanh cũng rất hiệu quả.

- Trị sốt nóng, ngộ độc, nôn mửa, mẩn ngứa lở loét: Rễ thị: 30 – 50g thái nhỏ, sắc với 400ml nước cô lại còn 100ml, thay nước uống ngày hai lần.

q4

Không nên ăn nhiều quả thị vì sẽ ảnh hưởng nhu động ruột, tạo thành khối bã ở khu vực ruột non.

- Chữa viêm tinh hoàn (thiên trụy): Lấy lá thị tươi giã nhỏ hòa với ít rượu rịt vào chỗ tinh hoàn đau, ngày 2 - 3 lần.

- Chữa bỏng: Lấy lá thị phơi khô, giã nhỏ thành bột, tẩm nước rồi đắp vào nơi bị bỏng lửa.

- Chữa dị ứng: Lấy lá thị 100g phối hợp với rễ cây ráy 50g thái nhỏ, phơi khô, nấu nước đến sôi, xông nơi bị dị ứng.

Lưu ý: Trong quả thị xanh có chứa nhiều tannin nên khi gặp axit trong dạ dày sẽ kết thành khối, cứng lại như đá không thể tiêu, dẫn đến tắc ruột và tạo thành sỏi dạ dày. Do đó tuyệt đối không được ăn thị xanh. 

Ngoài ra cũng không nên ăn nhiều loại quả này vì sẽ ảnh hưởng nhu động ruột, tạo thành khối bã ở khu vực ruột non. Khi sử dụng quả thị hay bất cứ bộ phận nào của cây thị làm thuốc chữa bệnh tuyệt đối không được tùy tiện, nên tham khảo ý kiến chuyên gia Đông y trước khi làm.

Previous
Next Post »
Thanks for your comment