Một số trò chơi thú vị giúp trẻ có một mùa Halloween không buồn chán

Mặc dù có nguồn gốc từ các nước phương Tây, Halloween đã trở thành một lễ hội đáng trông đợi ở Việt Nam mỗi dịp cuối tháng 10. Trong ngày này, nhiều bậc phụ huynh muốn thiết kế cho trẻ một vài trò chơi thú vị với hy vọng giúp trẻ tận hưởng bầu không khí đặc biệt của Halloween và biết đến những câu chuyện truyền thuyết thần bí ở các nước phương Tây gắn với lễ hội nhưng không gây cho trẻ tâm lý ám ảnh, sợ hãi.

Dưới đây là một số trò chơi thú vị mà các bậc phụ huynh có thể tự tay thiết kế và chơi cùng trẻ.

1. Bước trên mạng nhện

Nguyên vật liệu: 1 cuộn băng dính chắn sơn, một vài con nhện bằng nhựa, phần thưởng (ví dụ: 1 cây gậy phát sáng) và một vài con ma giấy (để tăng độ khó nếu phiên bản gốc của trò chơi quá đơn giản với trẻ).

Thiết kế trò chơi:

Dính băng dính lên sàn thành hình mạng nhện hoàn chỉnh hoặc một phần mạng nhện tùy thuộc vào diện tích sàn nhà. Đánh dấu rõ ràng vị trí bắt đầu và vị trí kết thúc. Đặt một vài con nhện nhựa đã chuẩn bị xung quanh mạng nhện và đặt phần thưởng ở trung tâm mạng nhện.

Một số trò chơi thú vị giúp trẻ có một mùa Halloween không buồn chán - Ảnh 1.

Cách chơi: Với trò chơi này, nhiệm vụ của trẻ và bước đi trên mạng nhện và nhặt tất cả con nhện và phần thưởng mà không được ngã khỏi mạng nhện. Để hoàn thành nhiệm vụ, trẻ cần vận dụng tốt các kỹ năng giữ thăng bằng và kỹ năng giải quyết vấn đề.

Ưu điểm của trò chơi này là độ khó – dễ của trò chơi có thể điều chỉnh dễ dàng tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Chẳng hạn, để tăng độ khó, các bậc phụ huynh có thể yêu cầu trẻ bước bằng mũi chân, trẻ có thể bước qua nhưng không được chạm vào con ma giấy (nếu đặt thêm ma giấy trên mạng nhện) hay giới hạn thời gian cho mỗi lượt chơi của trẻ.

2. Đập vỡ bí ngô

Nguyên vật liệu: 1 tấm nhựa hoặc bảng nhựa, 1 tấm vải kích thước vừa đủ để bọc tấm bảng, băng dính vải, một vài chiếc móc dán tường, 35 quả bóng bay màu cam, hoa giấy (dùng giấy cắt nhỏ), kẹo, bơm bóng bay, giấy bìa xanh lá cây để cắt cuống bí ngô, ruy-băng, đinh ghim chữ T, ghim nhựa.

Một số trò chơi thú vị giúp trẻ có một mùa Halloween không buồn chán - Ảnh 2.

Thiết kế trò chơi:

Bọc tấm bảng bằng vải, cố định mặt sau bằng băng dính. Gắn tấm bảng vào tường bằng móc dán dường. Đổ hoa giấy (dùng phễu) và kẹo vào trong bóng bay. Để trống một vài quả bóng để tăng tính hồi hộp cho trò chơi. Bơm bóng bay và thắt nút. Gắn bóng bay vào tấm nhựa thành hình quả bí ngô. Cắt cuống bí ngô theo mẫu và đính bằng đinh ghim chữ T. Buộc ruy băng vào ghim nhựa và đưa cho trẻ cầm chơi.

Trò chơi này phù hợp nhất với trẻ 6 tuổi trở lên. Ghim nhựa giúp trẻ nhỏ dễ chọc vỡ bóng bay hơn nhưng có thể thay bằng phi tiêu sẽ tăng độ khó của trò chơi cho trẻ lớn.

3. Bowling ma quái

Một số trò chơi thú vị giúp trẻ có một mùa Halloween không buồn chán - Ảnh 3.

Nguyên vật liệu: 1 tấm gỗ kích thước 135x9x3cm, giấy nhám có độ nhám 60, sơn xịt, gang tay, bút viết bảng nhiều màu, mắt giả, giấy thủ công, kéo, bóng nảy và súng bắn keo.

Thiết kế trò chơi:

Cắt tấm gỗ thành 6 miếng gỗ có kích thước 22x9x2cm. Bào mòn các cạnh. Sơn một mặt miếng gỗ bằng màu sắc yêu thích, để khô trong 1 giờ. Lặp lại quy trình với mặt còn lại.

Một số trò chơi thú vị giúp trẻ có một mùa Halloween không buồn chán - Ảnh 4.

Trang trí từng miếng gỗ bằng giấy thủ công, mắt giả (sử dụng súng bắn keo) và bút viết bảng. Dùng bút viết bảng để vẽ một con mắt lên quả bóng nảy và sử dụng nó như bóng bowling cho trẻ. Xếp các miếng gỗ theo vị trí để mô phỏng mục tiêu trong trò chơi bowling.

4. Săn tìm quái vật

Nguyên vật liệu: 14 bức hình quái vật (số lượng hình phụ thuộc vào số chữ cãi trong cụm từ trẻ cần đoán), một tấm giấy trắng, bút viết.

Một số trò chơi thú vị giúp trẻ có một mùa Halloween không buồn chán - Ảnh 5.

Thiết kế trò chơi:

In từng bức hình quái vật ra giấy. Viết dòng chữ “HALLOWEEN VUI VẺ” lên tấm giấy trắng. Ở mặt sau của từng bức hình quái vật, viết một trong các chữ cái có mặt trong cụm từ “HALLOWEEN VUI VẺ”, vì vậy mỗi bức hình sẽ tương ứng với một chữ cái trong cụm từ đó. Giấu các bức hình ở những vị trí khác nhau trong nhà.

Cách chơi:

Trẻ sẽ đi tìm từng con quái vật. Khi đã tìm thấy, trẻ sẽ đặt hình quái vật lên chữ cái tương ứng trên tấm giấy đến khi tất cả quái vật được tìm thấy và tất cả chữ cái bị quái vật che phủ. Khi trẻ hoàn thành trò chơi, trao cho trẻ một phần thường khích lệ.

5. Đuổi bắt bóng bay

Một số trò chơi thú vị giúp trẻ có một mùa Halloween không buồn chán - Ảnh 6.

Nguyên vật liệu: bóng bay màu cam và phễu (tối thiểu một quả và một phễu cho mỗi trẻ).

Thiết kế trò chơi: Thổi bóng bay và thắt nút. Trao cho mỗi trẻ 1 cái phễu và 1 quả bóng bay.

Cách chơi: Trong trò chơi nay, trẻ phải tung bóng lên và cố gắng bắt bóng bằng phễu. Trò chơi sẽ chỉ kết thúc khi trẻ đã “kiệt sức” vì chạy nhảy chơi trong thời gian dài.

6. Ném vòng phù thủy

Nguyên vật liệu: 1 tấm nhựa màu, bìa cứng màu đen, vòng ném (số vòng tương ứng với số mũ phù thủy), giấy màu tương ứng với màu vòng, súng bắn keo.

Thiết kế trò chơi:

Cắt phần đế mũ hình tròn và chóp mũ từ tấm bìa cứng màu đen. Dùng súng bắn keo đính phần đễ mũ vào tấm nhựa màu và chóp mũ vào đế mũ. Cắt giấy màu thành hình bất kỳ và đính vào chóp mũ để đánh dấu vị trí cần ném.

Một số trò chơi thú vị giúp trẻ có một mùa Halloween không buồn chán - Ảnh 7.

Các bậc phụ huynh có thể tăng tính cạnh tranh cho trò chơi bằng cách tính điểm cho mỗi lần ném thành công: vị trí ném càng khó thì điểm ghi được càng cao; hoặc tăng độ khó bằng cách lựa chọn các loại vòng có kích thước khác nhau: vòng càng nhỏ càng khó ném trúng nhưng càng ghi được nhiều điểm nếu ném trúng.

7. Ném trúng bí ngô

Nguyên vật liệu: 1 tấm bìa cứng, màu nước,, kéo, dao rọc giấy, một vài quả bóng nhỏ.

Thiết kế trò chơi:

Dùng kéo cắt tấm bìa cứng thành khuôn hình quả bí ngô. Lưu ý: cắt đáy quả bí ngô thành hình đế bằng để giữ vững bí ngô khi đứng. Dùng dao rọc giấy đục mắt, mũi và miệng quả bí ngô sao cho giống mặt đèn bí ngô. Lưu ý: mắt, mũi và miệng bí ngô cần đủ to để bóng nhỏ có thể chui qua. Tô màu quả bí ngô.

Một số trò chơi thú vị giúp trẻ có một mùa Halloween không buồn chán - Ảnh 8.

Cách chơi: Trò chơi này thích hợp với nhóm từ 2-5 trẻ. Mỗi trẻ được ném bóng nhỏ 3 lần. Để tăng tính cạnh tranh cho trò chơi, các bậc phụ huynh có thể trao giải cho trẻ căn cứ vào số lần trẻ ném trúng, ví dụ: trúng 0 lần = Giải khích lệ, trúng 1-2 lần = Giải nhất và trúng cả 3 lần = Giải đặc biệt.

Nguồn: My Life and kids

Previous
Next Post »
Thanks for your comment