1. Bánh xíu báo
Nói đến các món bánh nổi tiếng thành Nam, tất nhiên không thể bỏ qua món bánh xíu báo (xíu páo). Đây là một trong những thức quà ngon, dân dã của người Hoa trước đây sống trên phố Khách (nay là phố Hoàng Văn Thụ, Lê Hồng Phong). Xíu báo có vỏ như bánh nướng nhưng mềm và thơm hơn, có thể bóc ra như được từng lớp mỏng, có chút hơi giống vỏ bánh pía.
Nhân bánh là thịt xá xíu màu đỏ nâu sậm, xắt hạt lựu trộn với mộc nhĩ, mỡ lợn và nửa quả trứng gà luộc ăn bùi bùi béo ngậy, cảm giác đặc biệt khó tả. Chiếc bánh xíu báo nhỏ xinh luôn là món quà sáng quen thuộc của bao thế hệ học sinh Nam Định. Còn với người đi xa, chiếc bánh xíu báo là một niềm nhơ nhung, là món quà rẻ tiền nhưng nếu được tặng, ai nấy đều hào hứng, đón đợi.
@chichii.98
2. Bánh nhãn
Bánh nhãn là đặc sản nổi bật của vùng Hải Hậu, Nam Định. Khi nhắc đến món này, nhiều người thường nghĩ rằng bánh được chế biến từ nhãn nhưng không phải, lý do đơn giản chỉ là bánh hình tròn tròn, nhỏ xinh giống quả nhãn. Bánh có vị thơm giòn, béo ngậy và hơi ngọt nhẹ.
nkhanh_lingg
Cái thú của bánh nhãn nằm ở chỗ mỗi viên bánh đều thơm, giòn, đã không ăn thì thôi, chứ đã cầm túi bánh lên nhâm nhi thì khó mà dừng miệng. Bánh nhãn ăn không hay nhâm nhi cùng nước trà đều rất hợp giọng.
3. Bánh gai
Nam Định là mảnh đất sinh ra những chiếc bánh gai thơm ngon, dẻo ngọt và nó là thứ đặc sản tiêu biểu của đất Thành Nam này. Bánh gai Nam Định nổi tiếng nhất là Bánh gai Bà Thi. Đây là món bánh gai truyền thống giữ được hương vị nguyên bản của lá gai và gạo nếp.
Cùng với nhân bánh là sự tổng hợp của nhiều nguyên liệu như đỗ xanh bỏ vỏ, thịt mỡ, lạc, sen, dừa… mỗi loại một chút nhưng những nguyên liệu đó đủ để hòa quyện vào nhau và tôn lên một mùi vị khác biệt, thơm ngậy và ngọt bùi. Ăn chiếc bánh gai Nam Định ngon, bạn sẽ cảm nhận được vị dẻo, ngọt, bùi, béo hòa quyện, ăn mãi không biết chán.
4. Bánh gối
Nếu bạn đang định nói là, bánh gối đâu chẳng có, chỗ nào chẳng như nhau mà lại xếp nào vào đặc sản Nam Định, thì xin thưa rằng bánh gối ở Nam Định khác nhiều so với bánh gối các vùng đấy.
Do ảnh hưởng từ phong cách ẩm thực Trung Hoa từ khu phố Tàu xưa nên bánh gối Nam Định hoàn toàn khác bánh gối Hà Nội từ cách chế biến, hình dáng cho đến cách thưởng thức. Nếu bánh gối Hà Nội dùng vỏ bột trứng giòn, tỉ mẩn ngồi gấp vỏ đúng hình "gối", chấm mắm chua ngọt dùng kèm rau sống thì ở Nam Định, bánh gối được làm từ vỏ bánh đa nem quết lớp bột mì ( nhân vẫn là miến, thịt, trứng) khi ăn bánh mềm, không bị ngấy.
Cầm chiếc bánh trên tay, quết chút tương ớt ngọt do cô chủ quán tự chế, nhâm nhi vài miếng dưa góp đu đủ chua dịu là đã có thể thưởng thức thức quà đặc biệt này. Bánh gối được bán nhiều nhất ở cổng các trường học trên phố Bắc Ninh, Nguyễn Du... với giá 8.000 đồng/cái.
5. Bánh bèo
Bánh bèo Nam Định không giống bánh bèo chén kiểu Huế, chỉ có bột gạo, đổ vào khuôn lá chuối vuông vuông như chiếc thuyền và hấp chín, rắc hành phi lên trên, khi ăn cắt bánh bèo thành những miếng nhỏ vuông vuông, chấm nước mắm chua chua, thêm chút hạt tiêu như nước chấm bánh cuốn.
ng.thi.thu.trang
Ngày lạnh, ngồi co ro bên cạnh đĩa bánh bèo, cảm nhận cái ấm áp tan trong miệng, lan trong người mới thấy thật thú vị và thấm thía hạnh phúc trong những điều giản dị nhất thế nào. Bánh bèo được bán ở một gian hàng nhỏ trong chợ Diên Hồng.
6. Bánh cuốn làng Kênh
Bánh cuốn là món ăn phổ biến và dễ làm, hầu như tỉnh nào cũng có, tuy nhiên, nổi danh nhất vẫn phải kể đến bánh cuốn vùng Thanh Trì (Hà Nội) và làng Kênh (Nam Định), trong đó bánh cuốn làng Kênh là thứ quà quý tiến vua.
Bánh cuốn làng Kênh là loại bánh cuốn không có nhân. Tuy vậy những tấm bánh mỏng, mịn, thơm được làm từ thứ gạo Mộc Tuyền khiến ai nấy đều tấm tắc khen. Chẳng cần cao lương mĩ vị, bánh cuốn làng Kênh chỉ cần chấm nước mắm nóng và khẩu chả quế đã ngon tuyệt vời.
Tổng hợp
Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon