Khắc phục ngay 7 thói quen xấu này ở trẻ trước khi quá muộn

Mặc dù rất đáng yêu nhưng trẻ nhỏ cũng có nhiều thói quen không thực sự đẹp mắt. Trẻ nói bất kỳ điều gì hiện ra trong đầu mà không biết những điều đó có phù hợp hay không. Trẻ cắn móng tay đến tận khi ngón tay chảy mái. Trẻ ngoáy mũi và ăn tất cả những gì lấy ra được. Những thói quen này có thể chỉ tổn tại trong một giai đoạn nhất định, nhưng nếu không được bố mẹ điều chỉnh trong một thời gian dài, chúng có thể trở thành tác nhân dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn như nhiễm trùng, ốm yếu, và thậm chí là trầm cảm.

Hãy bắt đầu giải quyết vấn đề này bằng một vài phương pháp đơn giản nhưng khá hiệu quả để giúp trẻ từ bỏ được những thói quen xấu đó

1. Nghiến răng

Một vài tác dụng phụ của thói quen này như đau hàm và đau đầu có thể xảy ra gay lập tức. Các ảnh hưởng khác như răng bị mòn sẽ xuất hiện nếu lặp lại thói quen trong thời gian dài.

Khắc phục ngay 7 thói quen xấu này ở trẻ trước khi quá muộn - Ảnh 1.

Cách khắc phục: Trẻ thường nghiến răng mỗi khi căng thẳng, vậy nên hãy dạy trẻ một vài kỹ năng thư giãn bản thân. Một bài yoga dành cho trẻ nhỏ vào mỗi buổi chiều hay một chút thời gian massage trước khi đi ngủ cũng có thể giúp trẻ dần từ bỏ thói quen nghiến răng. Nhưng nếu tình trạng này vẫn tiếp tục tiếp diễn, hãy yêu cầu bác sỹ nha khoa đặt một bộ dụng cụ bảo vệ hàm cho trẻ. Trẻ có thể vẫn nghiến răng, nhưng ít nhất răng trẻ ít phải chịu tác động dẫn đến bị bào mòn nhất.

2. Giật tóc

Cho dù trẻ giật tóc bố mẹ hay tóc của mình, thói quen này có thể gây ra tình trạng hói đầu.

Khắc phục ngay 7 thói quen xấu này ở trẻ trước khi quá muộn - Ảnh 2.

Cách khắc phục: Thói quen nhỏ này thường là căn nguyên của một vài vấn đề lớn hơn, như lo âu, trầm cảm, hay rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Một chuyên gia cố vấn tìm hiểu được nguyên nhân thực sự của vấn đề có thể giúp ích cho trẻ.

3. Nín thở

Trẻ nín thở để làm bố mẹ sợ, và tùy tình huống có thể có tác dụng. Trẻ thậm chí có thể bất tỉnh nếu nín thở trong thời gian quá dài.

Khắc phục ngay 7 thói quen xấu này ở trẻ trước khi quá muộn - Ảnh 3.

Cách khắc phục: Nếu trẻ sử dụng chiêu trò này để đạt được ý muốn, hãy thay đổi cách thức bạn tiếp cận vấn đề. Thay vì từ chối thẳng thừng yêu cầu của trẻ, hãy cùng trẻ ngồi xuống và giải thích cho trẻ về quyết định của mình. Có thể trẻ vấn không vui với điều đó nhưng ít nhất trẻ sẽ không tức giận đến mức nín thở.

4. Ngoáy mũi

Ngoáy mũi có thể là nguyên nhân dẫn đến một vài vấn đề về sức khỏe, như chảy máu mũi, cảm lạnh, và nhiễm trùng.

Khắc phục ngay 7 thói quen xấu này ở trẻ trước khi quá muộn - Ảnh 4.

Cách khắc phục: Thường xuyên dặn trẻ không nên ngoáy mũi có thể giải quyết được vấn đề, nhưng nếu không hãy thử một vài cách xử lý tích cực khác. Tặng cho trẻ một "ngôi sao" nếu ngày hôm đó trẻ không ngoáy mũi, và cứ 5 hoặc 10 ngôi sao thì tặng trẻ một niềm vui đặc biệt.

5. Cắn móng tay

Thói quen xấu này không chỉ gây hại cho ngón tay của trẻ, mà các đường rìa trên răng của trẻ cũng có nguy cơ bi rạn nứt.

Khắc phục ngay 7 thói quen xấu này ở trẻ trước khi quá muộn - Ảnh 5.

Cách khắc phục: Cuộc chiến loại bỏ thói quen này cần nhất là chăm sóc ngón tay trẻ hiệu quả. Dùng nhũ làm khỏe móng tay để tránh việc móng tay bị sứt, và giữ cho móng tay trẻ thật trơn nhẵn để trẻ không cần cố gắng cắn chúng về hình dạng thích hợp.

6. Ngậm ngón tay

Bên cạnh việc ngón tay bị chai, phồng rộp và nhiễm trùng, trẻ có thói quen mút ngón tay cũng có nguy cơ răng bị lệch. Vì thế nếu bạn không muốn sau này phải tồn hàng chục triệu cho một cái nẹp răng của trẻ, hãy giúp trẻ từ bỏ thói quen này.

Khắc phục ngay 7 thói quen xấu này ở trẻ trước khi quá muộn - Ảnh 6.

Cách khắc phục: Nếu trẻ ngậm ngón tay vì quá buồn chán, hãy tạo ra nhiều hoạt động sáng tạo để thu hút sự chú ý của trẻ. Những trò chơi nghệ thuật hay các hoạt động cần dùng đến tay có thể giúp bạn bắt đầu cuộc chiến này.

7. Nói tục

Thói quen xấu này ảnh hưởng đến hình tượng hơn là sức khỏe của trẻ. Không bố mẹ nào mong muốn con mình làm bạn với một đứa trẻ mà thường xuyên nói tục, chửi bậy.

Khắc phục ngay 7 thói quen xấu này ở trẻ trước khi quá muộn - Ảnh 7.

Cách khắc phục: Không gì tác động nhiều đến trẻ bằng việc khoảng tiền tiết kiệm ít ỏi bị lấy đi dần. Bố mẹ cũng nên xem xét lại ngôn ngữ hàng ngày của mình, vì trẻ nhỏ thường có xu hướng bắt chước mọi thứ từ bố mẹ.

Nguồn: popsugar

Previous
Next Post »
Thanks for your comment