Nhắc tới Hoàng Oanh, người ta có thể nói gì? Đó là cô gái xinh xắn sở hữu nụ cười rạng rỡ và giọng nói ngọt ngào, đó là nàng Á hậu thông minh với lối dẫn chương trình cực kỳ thu hút, đó là nữ diễn viên duyên dáng với đời tư trong sạch.
Ngày ấy, Hoàng Oanh sở hữu trong tay đầy đủ điều kiện để tỏa sáng và bùng nổ.
Nhưng rồi… Hoàng Oanh theo chồng bỏ cuộc chơi.
Cô quyết định lấy chồng giữa vô vàn cơ hội sự nghiệp đến với mình. Chúng tôi hỏi, Hoàng Oanh có tiếc không? Cô lắc đầu và cười.
Hoàng Oanh cho biết lấy chồng hay sự nghiệp không phải là những sự lựa chọn mà là cho bản thân mình cơ hội được đồng hành cùng người mình yêu thương tới cuối cuộc đời.
Nụ cười trên khuôn mặt rạng rỡ của Hoàng Oanh khiến chúng tôi tin rằng cô thật sự hạnh phúc. Và tình yêu của họ đã chào đón quả ngọt chính là thiên thần nhỏ mà cả hai luôn chờ đợi.
Một mình trải qua thai kỳ vì ông xã làm việc ở xa, một mình đối diện với những thay đổi từ cảm xúc đến cơ thể, một mình vượt cạn với Hoàng Oanh là một trải nghiệm vô cùng đặc biệt. Ở đó là cả cảm giác tủi thân, sự thông cảm, thấu hiểu dành cho đối phương cùng niềm tin rằng chỉ cần nắm tay sẽ vượt qua tất cả.
Hoàng Oanh quyết định bỏ lại tất cả để sang Singapore đoàn tụ cùng chồng. Một quyết định chẳng hề dễ dàng.
Và sau nhiều lời hẹn, chúng tôi cũng đã có được cuộc gặp với Hoàng Oanh thông qua cuộc gọi video. Cuộc trò chuyện diễn ra tranh thủ trong lúc con trai cô đang ngủ, ông xã ngồi cạnh thỉnh thoảng lại trêu đùa vì thấy vợ mình… nghiêm túc quá.
Hoàng Oanh vẫn vậy, vẫn là cô gái khiến người đối diện có cảm giác thật gần gũi, dễ chịu nhưng khác với cuộc gặp gỡ của chúng tôi nhiều năm trước, người phụ nữ ấy giờ đây đã đong đầy hương vị của một người vợ, người mẹ.
Cũng là giọng nói nhẹ nhàng, nụ cười thân thiện như mọi người từng biết nhưng cô của hiện tại không chỉ có sự hồn nhiên, vô tư mà còn thêm cả những nốt trầm của sự điềm đạm, chiêm nghiệm sâu sắc hơn.
Cuộc sống ở Singapore cũng dần dần ổn định rồi nhưng chưa bao giờ Oanh nghĩ mình sẽ định cư ở đây. Lúc nào Oanh cũng đau đáu trong lòng về việc quay về với gia đình, muốn trở lại với công việc. Ở Singapore thì thực sự rất an toàn, các biện pháp chống dịch rất chặt chẽ nên cuộc sống đang trở lại bình thường. Cách đây 1 tháng mọi người cũng phải giãn cách, không được đi đâu nhưng tiến độ tiêm vắc xin được đẩy nhanh nên đã hơn 80% dân số được tiêm đầy đủ 2 mũi nên có thể tụ tập, đi nhà hàng.
Ông xã và em bé nhà mình thì được Oanh nuôi béo tốt. Nói chung công việc chính của Oanh vẫn là chăm sóc em bé, làm việc nhà để ông xã yên tâm đi làm. Anh xã thì làm việc tại nhà cũng được 2 năm rồi. May mắn là công việc của anh vẫn tốt, không bị ảnh hưởng gì nhiều do Covid. Oanh biết có nhiều gia đình người nước ngoài ở Singapore nếu bị mất việc sẽ bị đẩy về nước ngay, rất suy sụp và khó khăn. Oanh chỉ lo lắng ở Việt Nam, nhà mình cũng có một số người bị nhiễm.
Oanh bị đảo lộn 180 độ luôn! Giai đoạn Oanh sinh em bé là bắt đầu bùng dịch, mình hoàn toàn không có chồng bên cạnh vì anh kẹt ở Singapore. Mọi kế hoạch đều bị đảo lộn, xa nhau cả nửa năm trời. Cuối cùng Oanh phải gác lại tất cả mọi thứ ở Việt Nam để qua Singapore. Cứ nghĩ là qua tầm 3-5 tháng là mọi thứ ổn lại, nhưng không ngờ ở đây hơn 1 năm trời rồi mà mọi thứ chưa ổn.
Lần đầu mình sinh em bé đã là một thử thách, lại qua một đất nước xa lạ, mình không biết gì ở đây, kể cả việc lần đầu chung sống với người bạn đời. 3 cái đó xảy ra cùng một thời điểm, mình phải làm vợ, làm mẹ, ở nhà toàn thời gian trong khi cuộc sống trước đó của mình hoàn toàn không như vậy.
Cuộc sống bây giờ đầy trách nhiệm và vất vả. Thực sự thì không có hạnh phúc nào bằng niềm hạnh phúc làm mẹ, nhưng chắc chắn không có sự lo lắng, thử thách nào bằng việc làm cha làm mẹ. Tuy nhiên Oanh cảm thấy bây giờ mình mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Mình hồi hộp, vì năm ngoái khi nghe dịch bệnh thì còn nghĩ đâu đó không phải nơi mình ở, còn năm nay thì hằng ngày virus nó đã gần mình hơn. Mình cảm thấy sự lây nhiễm khủng khiếp hơn bao giờ hết, cuộc sống của mọi người thì vô cùng khó khăn.
Ở Singapore thì tình hình này đã diễn ra từ năm ngoái nên mình hiểu được cảm giác stress của mọi người, điều đó rất dễ gây căng thẳng, khó chịu, nhất là với những F0 phải tự điều trị tại nhà.
Ngày nào Oanh cũng nhắc bố mẹ thật cẩn thận, cố gắng ở nhà thôi, ráng tập thể dục, ăn uống sao cho tốt. Hằng ngày ông bà cũng gọi điện 3 lần nói chuyện với cháu, cười nói vậy cho tinh thần lạc quan lên.
Nhà Oanh cũng có 1 bác nhập viện, có những giai đoạn chuyển biến nặng nên ba rất buồn, còn mình thì chỉ biết cầu nguyện.
Thân nhất thì chắc là con trai mình (cười). Hằng ngày hai mẹ con cứ "hú hí" với nhau từ sáng đến tối. Lịch của Oanh cũng dày đặc từ việc nấu đồ ăn sáng, cho con ăn sáng, cho con chơi, nấu đồ ăn trưa, cho con ngủ, dọn dẹp nhà cửa, lâu lâu thì làm vlog. Nói chung mình kết thúc một ngày cũng đã là 11h đêm. Hồi đó khi con chưa được 1 tuổi thì một đêm con thức mấy lần là coi như mình cũng không ngủ luôn. Mỗi ngày mình cứ lu bu với cái guồng quay đó.
Nhưng cũng nhờ vậy mà Oanh học được nhiều thứ từ con. Lúc mới sang đây vì cuộc sống bị đảo lộn nên Oanh hay bị stress, dễ cáu gắt nhưng khi chơi với con, thấy con vui thì mình lại nghĩ đến những điều tích cực, những niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống.
Đó cũng là cách giúp mình vượt qua được trầm cảm sau sinh. Oanh trở nên điềm tĩnh hơn rất nhiều, mình học được sự bình tĩnh, kiên nhẫn hơn. Con có làm gì mình cũng cảm thấy hạnh phúc.
Con chính là người bạn gần gũi nhất. Oanh phải nói rằng con là một người bạn "kỳ diệu", có thể làm thay đổi mọi cảm xúc của mình. Và Oanh cũng cảm thấy bất ngờ vì có thể làm bạn với con như vậy khiến mình như trẻ lại.
Thực ra cũng lâu lắm rồi, phải 2-3 tháng rồi Oanh mới gặp lại các chị. Trong thời gian đó Singapore cũng bị giãn cách, sau khi tiêm đủ 2 mũi vắc xin thì mọi người mới tụ tập trở lại. Lâu lâu tụi mình chat, nhắn tin với nhau. Đó cũng là động lực cho mấy chị em xa quê, mình luôn cảm thấy có nhau và luôn ủng hộ, giúp đỡ nhau trong mọi thứ.
Nói vậy thôi chứ Oanh cũng không giúp được gì mọi người đâu, toàn mấy chị giúp mình vì mình là người mới mẻ nhất ở đây. Chị Đoan Trang mới qua đây được 2 tháng nhưng chị đã kết hôn 9 năm và nuôi con được 8 năm nên lâu lâu Oanh cứ gọi điện để tâm sự, xin lời khuyên từ các chị.
Chuyện Oanh thường hỏi các chị nhiều nhất là cách nấu ăn, chăm con. Giờ đây Oanh đã nấu ăn được kha khá rồi. Còn một cái nữa mà Oanh hay tâm sự với các chị là nói xấu chồng. Các chị lấy chồng lâu rồi, còn mình mới lấy chồng nên có những cái chưa biết cách cư xử, chưa thấu hiểu. Những khi Oanh bực chồng chuyện gì đó thì cũng hỏi các chị.
Trông con vất vả hơn là điều rõ ràng. Ai mà không làm việc nhà, không chăm em bé bao giờ mà chỉ đi làm văn phòng hoặc là nghệ sĩ mà đùng một cái ở nhà 24/24, suốt ngày chỉ có chăm con, bỉm sữa thì rất stress. Chăm con là công việc vất vả hơn nhiều, nhưng hạnh phúc nó mang lại thì gấp cả trăm lần, không có hạnh phúc nào bằng được làm mẹ.
Nó không vất vả ở chỗ phải nấu ăn, dọn nhà, chăm con, cho con ngủ, thức khuya dậy sớm vì đi phim cũng cực như vậy. Mà chăm con cực hơn ở chỗ tinh thần.
Mình phải có trách nhiệm với con, lo lắng cho con nhiều hơn bản thân, rồi sợ bản thân mình bị gì thì con để cho ai chăm. Hồi xưa mình làm việc thức mấy đêm liền, thiếu ăn thiếu ngủ cũng không sao, nhưng bây giờ mình thấy vất vả hơn là vì lo ngày lo đêm, lo con có ăn uống được không, có ngủ được không, lúc con bị đau ốm phải vào bệnh viện,...
Hồi xưa mình không quan tâm lắm tới bản thân nhưng bây giờ phải quan tâm tới bản thân nhiều hơn vì nếu mình không khỏe thì làm sao chăm được cho con. Mình phải vui, phải khỏe thì con mới là một em bé vui vẻ, khỏe mạnh được.
Oanh cũng nghĩ như vậy. Oanh rất thương và thấu hiểu những người phụ nữ có nhiều con, phải làm mẹ bỉm sữa toàn thời gian và còn phải xa nhà nữa. Oanh thấy họ thật giỏi, quán xuyến được hết.
Người chồng ra ngoài đi làm, lo kinh tế cũng vất vả nhưng đó là công việc mà từ trước giờ họ đã và vẫn làm. Oanh cũng nói với chồng rằng mình rất trân trọng công việc của anh ấy và anh ấy cũng rất chăm chỉ để giữ được tài chính, sự vững vàng cho gia đình.
Nhưng bên cạnh đó, người phụ nữ phải làm công việc mà họ chưa từng làm. Nó là rất nhiều việc nhỏ lặt vặt trong "việc nhà" và những việc đó chồng không biết. Cho nên có những ông chồng hay nói rằng do vợ đọc sách báo nhiều quá rồi nghĩ mình bị trầm cảm sau sinh. Chính những sự vô tâm đó lại làm cho người vợ càng trầm cảm thêm. Oanh nghĩ cũng không trách được các ông chồng vì khó để mọi người hình dung được lắm. Các anh phải bỏ hết công việc đi, ở nhà chăm con toàn thời gian đi rồi các anh sẽ biết.
Từ những cái như cho con bú sữa loại nào, bao nhiêu, bú bao nhiêu lần, mỗi lần con uống xong lại phải rửa, đun sôi từng cái dụng cụ, con ăn một món mà mẹ phải cân đối đủ dinh dưỡng như thế nào, một ngày ăn bao nhiêu bữa, thay đổi bữa ăn thế nào cho con không ngán, làm thế nào để con chịu ăn,... Nói chung nó là cả nghìn tỷ những công việc không tên nhỏ nhặt, chi tiết nếu mình thật sự muốn chăm con tốt nhất. Mẹ nào càng kỹ thì mẹ đó càng cực.
Bây giờ Oanh kể lại Oanh cũng thấy hết hồn, không hiểu sao mà mình làm được.
Bây giờ thì Oanh quen rồi, Oanh cũng đã lên tiếng để có thêm sự giúp đỡ. Ngày xưa Oanh ít làm nội trợ, mình chỉ đi ra đường làm việc thôi. Oanh cũng là một người nội tâm, rất ngây thơ, sống đơn giản nên khi có quá nhiều thứ để làm thì mình chưa quen lắm.
Rồi mình nội tâm quá nên đôi khi mình thiếu cái bên ngoài để cân bằng lại. Cái dẫn đến nỗi buồn, stress, trầm cảm cho các mẹ sau sinh là bởi vì đột ngột mình dành hết tất cả những tình thương, không gian, cuộc sống của mình cho em bé, cho gia đình, mình mất đi không gian riêng cho bản thân.
Thành ra mình bị tuột về một bên, bị mất cân bằng. Chồng không thông cảm thì mình buồn một phần, nhưng các chị em cũng phải tự chăm sóc bản thân mình, tự biết dành không gian riêng cho bản thân.
Khi Oanh chia sẻ điều này với chồng thì anh cũng khuyên mình nên ra ngoài, tập thể dục, làm cái này cái kia rồi thuê người giúp việc theo giờ. Trong 3-4 tiếng có người giúp việc đó thì mình có thể đi tập thể dục, đi cafe với bạn bè, làm vlog, làm những gì gắn liền với đam mê của mình để giữ được sự tự chủ, tự lập.
Nếu thay đổi cuộc sống đột ngột, chồng thay mình lo hết mọi thứ thì mình lại cảm thấy bản thân vô dụng. Oanh không thích như vậy! Oanh thích được đi làm, vẫn ra ngoài tập thể dục, có những mối quan hệ ở bên ngoài.
Những tháng đầu tiên vì chỉ ở nhà nên Oanh rất stress. Liệt kê 5 cách để lấy lại cân bằng theo Oanh là: Vui vẻ, đừng kìm kẹp con quá mà đôi khi nên thả con cho chồng hoặc cô giúp việc, đi tập thể dục, đi cafe với bạn bè, có những mối quan hệ bên ngoài, làm việc, hẹn hò với ông xã.
Nếu không có ai giúp đỡ thì các mẹ hãy đẩy con đi siêu thị cùng mình, cho con ra những nơi vui chơi với bạn bè, hoặc cho con đến những nơi để con khám phá thiên nhiên, thế giới. Mình có thể biến cái thời gian chăm con áp lực ở nhà thành thời gian mình và con cùng đi chơi, khám phá môi trường xung quanh thì cuộc sống sẽ cân bằng hơn.
Oanh thường không đọc về những cái đó. Lỡ mà mình thấy những bình luận ác ý thì
xóa đi, chặn luôn. Em bé là một sinh linh đáng yêu nhất và cũng dễ tổn thương nhất. Một người đã muốn làm tổn thương đến những em bé rồi thì người đó không đáng để mình quan tâm.
Oanh thì may mắn chưa bị như thế bao giờ. Có những bình luận trái chiều nhưng không phải là ác ý, mang tính xây dựng thì Oanh cũng ghi nhận và chia sẻ lại. Ví dụ như có những bức ảnh mà chồng Oanh bế em bé tung lên cao thì mọi người kêu đừng làm như vậy, nguy hiểm.
Lúc đó Oanh cũng chia sẻ lại là ba của bé không làm gì nguy hiểm cho con đâu, chỉ giỡn với bé một chút thôi. Và bé Max cũng rất thích, mỗi lần ba làm như vậy đều cười rất khoái. Oanh nghĩ mỗi cha mẹ sẽ có một sự lựa chọn riêng để chăm con mình, biết như thế nào là tốt nhất cho con và vợ chồng Oanh chắc chắn sẽ không làm điều gì để ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Oanh cũng rất cảm ơn mọi người quan tâm.
Nói thì nghe hơi lạ nhưng từ khi lấy chồng, làm mẹ, Oanh học được cách tự hạnh phúc một mình. Ngày xưa Oanh lúc nào cũng phải gắn bó với gia đình, hoặc có ai đó ở bên thì mình mới vui. Nhưng bây giờ Oanh nhận ra việc mình cứ phụ thuộc vào người khác để đem đến niềm vui cho mình thì cuộc sống sẽ rất khổ sở.
Lúc ở đây chồng Oanh một ngày làm việc có khi hơn 8 tiếng, Oanh phải chăm con một mình thì lúc đó Oanh học được cách tự làm cho cuộc sống của mình bình an, vui vẻ, đầy đủ thì tự nhiên mình sẽ vững vàng hơn. Và chỉ khi mình vui, khỏe như vậy thì mới có thể chăm con một cách tốt nhất. Oanh của bây giờ đã tốt hơn và vững chãi hơn. Trước đây Oanh quá tình cảm và quá phụ thuộc vào những người xung quanh.
Oanh vỡ mộng rồi. Nhưng nó không phải là gì đó quá tệ vì chồng mình cũng là người yêu gia đình, có trách nhiệm. Anh chỉ có nhiều tật xấu thôi (cười). Những tật xấu đó thì mình làm sao ráng chấp nhận và làm dịu xuống vì thực ra bản thân mình cũng không hoàn hảo.
Ai cũng có những điểm khác biệt, thậm chí có những cái mình không chịu nổi ở đối phương. Nhưng mình đã chọn rồi thì mình ráng chịu.
Ví dụ mình nghĩ người Mỹ là sống thoáng, phóng khoáng lắm nhưng chồng Oanh lại khó tính và kỹ khủng khiếp. Đến cái bồn rửa tay, bồn rửa chén khi không sử dụng anh ấy cũng không để cho ướt một giọt nước nào hết. Rồi nhà có em bé thì cuối ngày Oanh mới dọn mà ông xã dọn 3-4 lần, anh ấy muốn nhà lúc nào cũng sạch sẽ trơn bóng.
Có những cái mình thấy ông ấy khó chịu quá mà thôi cũng kệ. Có những cái nó thuộc về thói quen, tính cách thì mình cũng chấp nhận.
Nhưng mình có giới hạn. Ví dụ như chồng Oanh không thích cây vì ở đây hay bị sốt xuất huyết, anh ấy sợ trông cây có muỗi sẽ cắn con, nhưng Oanh lại mua một chậu cây về đặt ở ban công. Lúc gió lớn cát trong chậu cây bay ra, anh ấy chịu không nổi nên vứt luôn cái cây của Oanh. Mình mới nổi điên lên và nói rằng có những vấn đề có thể chấp nhận nhưng đây là chuyện về tôn trọng sở thích cá nhân, khi anh muốn lấy cái món đồ của em làm gì thì phải hỏi ý kiến. Đó là lần Oanh rất giận và chồng đã tiếp thu ý kiến, sau này anh ấy làm gì cũng hỏi mình.
Nhiều lúc mình có thể mềm mỏng cho qua, nhưng có những lúc phải đặt rõ ranh giới, giới hạn có thể chấp nhận được và không thể chấp nhận được.
Oanh không vơ đũa cả nắm nhưng Oanh nghĩ đây cũng là một văn hóa của người Mỹ. Họ rất độc lập, chủ nghĩa cá nhân. Cái đó không xấu nhưng nó hơi xung đột với văn hóa Việt Nam mình. Ví dụ như anh ấy đã có vợ có con nhưng cuối tuần vẫn thích đi với bạn bè, vẫn giữ cuộc sống độc lập.
Phụ nữ Việt Nam mình có gia đình là dành hết mọi thứ cho chồng cho con nhưng anh ấy là đàn ông, lại là người Mỹ nữa nên rất yêu cuộc sống riêng của bản thân. Nhiều khi mình phải nhắc vì cuối tuần là thời gian dành cho gia đình.
Trước khi họ có gia đình thì họ đã có cuộc sống như thế nên mình bắt phải thay đổi ngay cũng không được.
Thậm chí lúc đầu họ còn khó chịu vì không phải cứ lấy vợ lấy chồng là phải mất hết mọi thứ cá nhân. Nhưng Oanh cũng phải nói với anh là nên bớt đi.
Có lẽ sự mâu thuẫn này cũng phản ánh văn hóa, tư duy của hai đất nước khác nhau. Oanh không nói ai trong đất nước đó cũng như vậy, nhưng mình có thể thấy ở Mỹ họ đề cao quyền tự do cá nhân nên chủ nghĩa cá nhân ở chồng Oanh rất cao. Vì thế mà anh ấy rất độc lập và tự tin. Còn Oanh thì rất truyền thống, yêu văn hóa gia đình.
Oanh phải chia sẻ để anh ấy học hỏi lại những cái gắn bó gia đình, còn bản thân mình cũng học cái độc lập từ anh ấy để tự cân bằng cuộc sống. Quan trọng là cách giao tiếp của hai người có đủ để thấu hiểu.
Đây lại là một cái khác nhau giữa hai vợ chồng Oanh. Oanh thì khi có mâu thuẫn là thích nói cho ra hết vấn đề, còn chồng Oanh những lúc căng thẳng thì lại muốn yên tĩnh, muốn có thời gian riêng để suy nghĩ, khi nào thoải mái thì quay lại nói chuyện sau.
Nếu người kia thay đổi không được thói quen đó thì mình sẽ là người thay đổi trước. Bây giờ anh ấy không muốn nói chuyện thì Oanh sẽ để cho anh ấy một mình, đến ngày hôm sau cả hai đã thoải mái thì mình ngồi xuống nói chuyện.
Oanh nghĩ mình là người dễ làm hòa hơn. Chỉ cần gia đình hạnh phúc thì Oanh có thể làm tất cả mọi thứ trong khả năng. Còn chồng Oanh thì nghĩ phải để bản thân thoải mái, vui vẻ thì những người xung quanh mới nhận được nguồn năng lượng tích cực đó.
Không sao cả. Nếu mình nhường nhịn được chừng nào để cuộc sống gia đình vui vẻ hơn thì mình cứ làm. Còn chừng nào đạt đến giới hạn thì Oanh sẽ nói thẳng
Đúng là như vậy. Gia đình Oanh là nơi điển hình cho những sự khác biệt và những sự thay đổi giữa lúc hẹn hò - sau khi kết hôn. Nhưng Oanh nghĩ bản thân mình cũng vậy, khi sinh con xong là mình dành hết sự tập trung vào em bé.
Nhiều khi mình trách anh ấy làm việc cả ngày, vừa ra khỏi phòng là nhào vào ôm con, chơi với con xong là chạy vào làm việc tiếp, không thấy hỏi gì vợ hết.
Ngược lại chắc mình cũng có những lúc như vậy, lo ôm con mà không quan tâm tới anh ấy.
Oanh không quá quan trọng việc đó, chỉ khi nào thấy thiếu thì mình đòi, mình nhắc lâu lắm rồi không thấy chồng đưa đi hẹn hò.
Những cái chính trong nhà thì ông xã sẽ lo hết. Còn nếu Oanh ra ngoài thì sẽ tự lo cho bản thân. Ví dụ khi Oanh muốn mua quà cho gia đình mình, gia đình chồng thì sẽ mua bằng tiền cá nhân của mình.
Oanh muốn được về Việt Nam. Khi về Việt Nam Oanh muốn cho ba mẹ niềm vui là được ở gần cháu, Oanh được ở gần gia đình mình hơn và cũng được quay lại với công việc. Oanh hy vọng Việt Nam sớm ổn định, mọi người vượt qua đại dịch.
Còn trước khi về Việt Nam, Oanh sẽ cố gắng tìm trường cho con đi học. Trong khi con đi học thì mình sẽ viết lách, làm vlog chia sẻ cuộc sống.
Oanh cũng xin được gửi lời chúc sức khỏe, bình an, hạnh phúc đến tất cả mọi người. Hy vọng Việt Nam mình sẽ sớm kiểm soát được dịch và mọi người được đoàn tụ với gia đình!
Pa Dun - Thục Trinh
Ảnh: Leon Trần
Bi
Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon