Đang đưa con đi chơi, ông bố bất ngờ bỏ rơi con để lao xuống hồ mò 1 vật lạ, ai cũng tò mò với cái kết sau đó

Dù bạn có cẩn thận dặn dò thế nào, chắc chắn cũng không thể tránh được có lúc những đứa trẻ lóng ngóng vụng về làm rơi thứ đang cầm trên tay, nhất là những thứ dễ trượt vỡ như thủy tinh, gốm sứ... Trong trường hợp này mỗi người sẽ có một cách xử lý khác nhau, có thể khuyên răn con, giải thích cho con về sự nguy hiểm, cũng có bố mẹ la mắng con để lần sau con không bất cẩn nữa.

Mới đây, trang QQ dẫn một clip ghi lại cảnh ông bố trẻ chân trần, xắn quần cao lội xuống hồ cảnh nhặt từng mảnh thủy tinh. Theo đó, anh Đoàn ở Giang Tô, Trung Quốc, đưa con trai 2 tuổi đi chơi. Không may cậu bé làm vỡ chai thủy tinh mang theo và mảnh vỡ rơi hết xuống khu vực hồ nước cảnh quan trong công viên.

Con trai làm vỡ chai thủy tinh nơi công cộng, ông bố có cách xử lý được khen ngợi: 100 bài học lý thuyết khi dạy con cũng không thể so sánh với hành động này - Ảnh 1.

Ông bố xắn quần, lội nước và tỉ mỉ nhặt từng chút một mảnh vỡ vì sợ người khác bị thương.

Dù đây là khu vực có nhân viên dọn dẹp thường xuyên nhưng ông bố này vẫn xắn quần, lội nước và tỉ mỉ nhặt từng chút một mảnh vỡ vì sợ người khác bị thương. Hành động sẵn sàng chịu trách nhiệm, giúp con giải quyết hậu quả của người cha được nhiều người khen ngợi. Theo họ, với đứa trẻ hành động cụ thể có giá trị hơn ngàn lời nói.

Dạy con sống trách nhiệm - bố mẹ trước hết phải là một tấm gương

Một điều quan trọng khi dạy về trách nhiệm chính là cha mẹ phải làm gương cho con. Ngoài ra, bố mẹ sẽ không thể dạy một đứa trẻ dám chịu trách nhiệm khi nó biết rằng hình phạt cho người không hoàn thành sẽ rất kinh khủng như: Đánh con, dọa nạt... Điều này chỉ khiến đứa trẻ càng trở nên sợ hãi và trở nên gian dối, tìm mọi cách chối bỏ lỗi lầm.

Trách nhiệm với bản thân

Cha mẹ không nên giành hết mọi việc mà trẻ có thể tự mình làm được. Khi con còn nhỏ hãy khuyến khích con biết tự chuẩn bị áo quần, sách vở để đi học, tự dọn giường ngủ, thu dọn góc học tập, đồ chơi gọn gàng. 

Hãy cho con quyền tự quyết định về việc mình ăn gì, mặc gì, đi đâu và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Từ đó, trẻ mới hình thành được tinh thần trách nhiệm cho những việc lớn sau này.

Trách nhiệm hoàn thành công việc của mình

Từ khi còn nhỏ, bạn hãy dạy con cách quản lý thời gian cá nhân từ việc nhỏ như đi ngủ sớm, dậy sớm đến việc lớn như tiết kiệm, sử dụng thời gian hợp lý. Bạn hãy mua một quyển sổ cho con, liệt kê ngày giờ ở bên trái và yêu cầu trẻ điền những điều cần làm. 

Điều này sẽ giúp giảm căng thẳng vì trẻ biết mình phải làm gì và khi nào. Quan trọng hơn, đây là cách để bạn dạy trẻ kỹ năng quản lý thời gian và chịu trách nhiệm về những cam kết của mình.

Con trai làm vỡ chai thủy tinh nơi công cộng, ông bố có cách xử lý được khen ngợi: 100 bài học lý thuyết khi dạy con cũng không thể so sánh với hành động này - Ảnh 2.

Trách nhiệm với mọi người xung quanh

Bạn hãy để trẻ tham gia vào những công việc nhóm như học tập, vui chơi. Hãy bắt đầu từ nhóm thành viên trong nhà và những công việc nhà như tổng vệ sinh, nấu ăn, chơi trò chơi. Sau đó, hãy khuyến khích trẻ tham gia các môn thể thao đồng đội hoặc vui chơi cùng bạn bè trong khu phố. Kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp trẻ xây dựng trách nhiệm với các công việc cộng đồng, không đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.

Dũng cảm chịu trách nhiệm

Hãy dạy cho trẻ một thói quen xin lỗi và chịu trách nhiệm mỗi khi làm điều gì sai lầm chứ không đổ lỗi cho ai và cũng không để ai chịu trách nhiệm thay mình.

Với một số trẻ, nhiều khi chúng chỉ nói lời xin lỗi một cách miễn cưỡng vì bị cha mẹ ép buộc. Kèm theo đó là cảm giác uất ức và xấu hổ. Chúng có thể không hề cảm thấy hối hận với những gì đã gây ra và lời xin lỗi lúc này trở nên không thành thật. Điều quan trọng trong việc dạy trẻ nhỏ nói lời xin lỗi chính là giúp chúng nhận ra lỗi lầm, thấu hiểu, quan tâm đến người khác.

Đang đưa con đi chơi, ông bố bất ngờ bỏ rơi con để lao xuống hồ mò 1 vật lạ, ai cũng tò mò với cái kết sau đó - Ảnh 3.

Let's block ads! (Why?)

Previous
Next Post »
Thanks for your comment